Connect with us

Sách hay

Những người đàn bà trên vỉa hè Sài Gòn

Được phát hành

,

Đạo diễn Xuân Phượng – 92 tuổi, tác giả hồi ký “Gánh gánh gồng gồng” – nhớ Sài Gòn qua bóng dáng những người đàn bà bán hàng rong.

Hôm ấy, người đàn bà bán nước giải khát sát vỉa hè phòng tranh Lotus của tôi trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, buồn bã nói: “Tôi đến chào bà để nghỉ bán”.

Chị đã ngồi ở vỉa hè này hơn 10 năm. “Cửa hàng” của chị chỉ là mấy bậc thềm sát vách Chùa Ông và phòng tranh của tôi. Sáng nào từ nhà đến gallery, tôi cũng dừng mắt ở mấy quả dừa tươi, mấy chai nước ngọt, một phích nước, vài bao thuốc lá được xếp ngay ngắn. Chiếc ghế nhựa màu đỏ đặt dưới gốc cây điệp vàng.

Bạn buôn cùng vỉa hè với chị giải khát là hai chị cùng quê Quảng Ngãi. Một chuyên bán bánh chuối nướng. Một bán bánh tráng trộn. Vì không có cạnh tranh về mặt hàng, họ sống hòa thuận, dễ dãi với nhau. Cứ nửa năm lại thấy vắng họ mấy ngày. “Họ về quê lo cho gia đinh”, chị bán giải khát đưa tin. Cái vỉa hè bên lề con đường tấp nập bậc nhất Sài Gòn thêm thân thuộc với những người đàn bà tần tảo, đảm đang như thế. Họ chịu cái nắng chang chang, những trận mưa rào bất chợt. Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, vỉa hè của thành phố này giúp họ thêm tiền nuôi con ăn học, lo cho giỗ Tết ở tận quê xa.

Tác phẩm Phút nghỉ trưa của người mua ve chai, nằm trong bộ tranh Sài Gòn trong những ngày giãn cách, của họa sĩ Lê Sa Long.

Tác phẩm “Phút nghỉ trưa của người mua ve chai”, nằm trong bộ tranh “Sài Gòn trong những ngày giãn cách”, của họa sĩ Lê Sa Long.

Rồi một ngày, góc vỉa hè không còn bóng dáng của họ. Trong nỗi nhớ của tôi hiện rõ nét mặt khắc khổ, dáng đi liêu xiêu của chị bán giải khát. Trong đầu tôi trở đi trở lại câu hỏi: “Không biết họ sẽ xoay xở ra sao? . Buồn và thương. Bậc thềm phòng tranh bao năm trời vẫn dành chỗ cho họ mưu sinh, cất giữ các đồ đạc lặt vặt sau giờ bán, nay trống trơn. Phòng tranh của tôi, con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, và nhiều con đường khác của thành phố, giờ vắng lặng…

Có rất nhiều, rất nhiều gương giúp đỡ nhau, những cuộc hồi hương lúc hoạn nạn được báo chí liên tục đưa tin. Ngày 24/7, tàu hỏa SE14 xuất phát từ ga Sài Gòn để đưa hơn 800 hành khách là người Hà Tĩnh về quê… Phóng viên không quên nhấn mạnh: Chuyến tàu chỉ có người lái là không cùng quê Hà tĩnh. Rồi Gia Lai với các địa điểm phát xăng, phát thức ăn, nước uống cho hàng trăm người đang trên đường rời thành phố về quê… Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam tiếp tục tổ chức các đoàn tàu vận chuyển người tỉnh miền Trung đang sống, học tập, làm việc tại TP HCM và các tỉnh phía Nam về lại nhà… Hội đồng hương các tỉnh đồng loạt tìm mọi phương tiện, mọi hình thức, để đưa dân trở về… Những cuộc hồi hương để lại nỗi nhớ cho Sài Gòn nhưng cũng để giảm tải cho thành phố thân yêu vượt qua đại dịch.

Ở tuổi 92 tôi làm gì trong lúc này?

Bạn cứ tưởng tượng về hoàn cảnh sống của tôi nhé. Một căn hộ ở Sài Gòn, một người giúp việc và một người già tóc bạc trắng, phải chống gậy. Suốt ngày, tin tức Covid dồn dập. Không được ra khỏi nhà. Giờ, các buổi chống gậy đi bộ thong thả quanh chung cư cũng đã là quá khứ.

Nhưng tôi không thể để con Covid làm mất tinh thần! Cũng như bao lần vượt khó trong cuộc đời khá dài của mình, tôi thầm nghĩ: “Không thể đi ra ngoài cho khuây khỏa được thì hãy để trí óc mình bay về những kỷ niệm của hơn 50 năm trước, khi là một phóng viên chiến trường. Những kỷ niệm về những đợt làm phim cùng đồng nghiệp dưới bom đạn từ Vĩnh Linh đến chiến trường Lào, chiến trường Campuchia, xuyên qua dãy Trường Sơn với những vách núi đá tai mèo nhọn sắc, hay những cơn mưa rừng tối đất tối trời…”.

Đạo diễn - tác giả Xuân Phượng tại buổi ra mắt hồi ký Gánh gánh gồng gồng năm 2020. Cuốn sách của bà nhận giải thưởng của Hội nhà văn TP HCM và Hội nhà văn Việt Nam cùng năm. Xuân Phượng đi theo kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi. Bà cũng từng thực hiện hàng loạt phim tài liệu mang tính thời sự, phản ánh những sự kiện chiến sự tại chiến trường Campuchia, biên giới phía Bắc và là một trong những phóng viên đầu tiên vào Dinh Độc lập theo trung đoàn xe tăng vào ngày 30/4/1975. Những bộ phim bà đã thực hiện gồm: Việt Nam và chiếc xe đạp (1974), Tôi viết bài ca hồi sinh (1979), Khi tiếng súng vừa tắt (1975), Khi những nụ cười trở lại (1976), Hai tiếng quê hương (1978)... Khi về hưu năm 1989, bà trở thành nhà sưu tập tranh, chủ sở hữu phòng tranh Lotus ở TP HCM.

Đạo diễn – tác giả Xuân Phượng tại buổi ra mắt hồi ký “Gánh gánh gồng gồng” năm 2020 – sách đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn TP HCM và Hội Nhà văn Việt Nam đầu năm nay. Ảnh: Quỳnh My.

Ký ức của một thời khiến tôi bừng tỉnh dậy, không ngăn được nụ cười, tôi ngồi ngay vào máy tính. Vậy là bắt tay vào những trang đầu tiên của cuốn Ai bảo đi làm phim là khổ… Chắc phải rất lâu nữa hồi ức này mới đến trang cuối. Nhưng tôi vui vì đã tìm được cách để bản thân không chìm vào trầm cảm, lo âu và bi quan. Thời gian trôi qua thật nhanh. Hay thật, nhờ viết ra, tôi như đang sống lại thời tuổi trẻ xông xáo, hăng say. Tôi đang nhớ lại những bạn quay phim, thu thanh, lái xe… Những người đã cùng tôi tạo nên tình yêu thương bền chặt của tình đồng chí, đồng đội sau những giờ phút vào sinh ra tử…

Nhắc đến tôi, bạn bè thân quen đều nói: “70 năm trước, đây là người có nhiều cháu nhất ở khu tập thể số 1 phố Lê phụng Hiểu Hà Nội”. Từng là một thầy thuốc chuyên khoa Nhi, tôi đã chăm lo sức khỏe cho các cháu thuộc mấy trăm gia đình trong khu. Tôi còn là người hay thuyết minh phim Pháp ở Ủy ban Liên lạc văn hóa với nước ngoài. Hà Nội thời ấy, được xem phim là một điều mơ ước của hầu hết cháu trong khu tập thể. Hễ thấy tôi quần áo tề chỉnh bước ra khỏi sân nhà là cả một đoàn cháu chít rồng rắn xếp hàng theo tôi. Anh Trị, người kiểm soát vé ra vào luôn miệng lẩm bẩm: “Sao cái bà này nhiều cháu đến thế!”. Nhưng rồi vì nể nang, các cháu lọt hết vào phòng chiếu. Thêm vào đó là nhức đầu, sốt ho, tiêu chảy… đều đã có “cô Phượng”. Sau này, cuộc sống đã đưa chúng tôi tứ tán bốn phương trời. Nhưng tình cảm gắn bó vẫn bền chặt.

Tôi phải kể dài dòng về chuyện này vì khi xảy ra Covid-19. Không ngờ từ nhiều nơi, từ nhiều nước, những lời thăm hỏi, những sự chăm sóc chu đáo nghĩa tình ùa về làm tôi bàng hoàng xúc động. Không thể kể hết những tin nhắn trên mạng, những bó hoa, những món ăn do các cháu tự làm và gửi cho tôi. Từ Hải Dương, một gói quà đã đến theo đường bưu điện: nấm hương, măng khô, mộc nhĩ, miến của cháu Hải Yến, một nhà văn trẻ gửi đến, kèm lời nhắn: “Bà ơi, cháu đang làm ruốc gửi vào…”. Rồi: “Cô ơi! Cô uống loại nước con nấu đặc biệt chống cảm sốt, rất tốt cô ạ…”. Bao thương yêu dành cho một người già, sao lại không cảm thấy ấm áp và hạnh phúc.

Thái Dương - Sài Gòn tôi sẽ

 
 
Thái Dương – Sài Gòn tôi sẽ

Thầy giáo Thái Dương hát ca khúc “Sài Gòn tôi sẽ” do anh sáng tác. Video:Youtube TG9x Thái Dương.

Xin nói thêm là nhiều “cháu” của tôi, nay cũng đã ngót nghét bước vào U70, cũng đã tìm được con đường “thoát” cho họ. Tăng thêm giờ tập đàn, mua thêm lò nướng bánh, học thêm ngoại ngữ, chăm “điểm tin’ cho bạn bè. Ăn theo phong trào này, tôi hạnh phúc nhận rất nhiều quà, bánh “home made” đủ loại: su kem, su chocolate, bánh mỳ dài, bánh mỳ chua pha óc chó, rồi gà hầm sen, cháo bào ngư…Tôi cam đoan là tất cả ngon như ở hiệu, có loại còn ngon hơn. Không thể không khen: “Tài tình như thế là cùng”.

Ngồi ở nhà, có khi tôi bật cười vì các nàng của tôi – trước Covid không có thời gian thưởng thức một bữa cơm gia đình – giờ là thành những nội trợ vô cùng đảm đang, quán xuyến không chê vào đâu được.

Nhưng cũng nhiều lần tôi khóc khi xem các video về những y bác sĩ, hộ lý, lao công… nằm vật vạ trên thềm bệnh viện sau giờ làm việc mệt mỏi. Tôi khóc khi nhìn bức ảnh tấm lưng đẫm mồ hôi của những thầy thuốc tận tụy đêm ngày chữa trị người nhiễm nCoV. Sau những nỗi lo âu thắt lòng vì con số bệnh nhân Covid-19, những phóng viên năng nổ, xông xáo đã đem lại một sự an ủi thật lớn cho tôi qua các bản tin tích cực về cuộc sống, về những tấm gương giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Công việc thầm lặng ngày đêm của họ chẳng khác nào chúng tôi ngày trước – vượt bom đạn đưa những thước phim từ chiến trường trở về, hay vượt bão lũ đế báo cáo tình hình thiên tai lên những trang báo. Tự hào và cám ơn các đồng nghiệp của tôi vô cùng.

Tôi vừa nhận tin báo là sẽ được tiêm vaccine Covid-19 trong vài ngày tới. Thế là sắp có tư liệu để viết một bản tin về “Bà già 92 tuổi tiêm vaccine chống dịch” rồi. Nếu ai hỏi tôi nghĩ gì trong thời này, tôi xin nói lên sự thấm thía của “nghĩa tình đồng bào”, “máu chảy ruột mềm” và một câu hát của Trịnh công Sơn: “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”.

Xuân Phượng đi theo kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi. Bà cũng từng thực hiện hàng loạt phim tài liệu mang tính thời sự, phản ánh những sự kiện chiến sự tại chiến trường Campuchia, biên giới phía Bắc và là một trong những phóng viên đầu tiên vào Dinh Độc lập theo trung đoàn xe tăng vào ngày 30/4/1975. Những bộ phim bà đã thực hiện gồm: Việt Nam và chiếc xe đạp (1974), Tôi viết bài ca hồi sinh (1979), Khi tiếng súng vừa tắt (1975), Khi những nụ cười trở lại (1976), Hai tiếng quê hương (1978)… Khi về hưu năm 1989, bà trở thành nhà sưu tập tranh, chủ gallery Lotus nổi tiếng ở TP HCM.

Đạo diễn Xuân Phượng

Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-nguoi-dan-ba-tren-via-he-sai-gon-4331810.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Internet và mạng xã hội có đang khiến cộng đồng trở nên độc ác hơn?

Được phát hành

,

Bởi

Trong thời đại của những chuyển biến xã hội liên tục, các vấn đề được bàn đến trong “Bức xúc không làm ta vô can” và “Thiện, ác và smartphone” khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Dang Hoang Giang anh 1

Tác giả Đặng Hoàng Giang. Ảnh: THB.

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại, gồm hai cuốn sách Bức xúc không làm ta vô canThiện, ác và smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang xuất bản cách đây 10 năm, vừa được tái bản, có bổ sung những nội dung mới.

Chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào

Bộ sách không chỉ là những quan sát sắc bén và những phân tích sâu sắc về quan điểm đạo đức, những bất công, bất bình đẳng và cấu trúc quyền lực trong xã hội hiện đại, mà chúng còn là lời kêu gọi mỗi cá nhân tự vấn về vai trò và trách nhiệm của bản thân.

Tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ, khi đọc lại các bài viết trong Bức xúc không làm ta vô can sau gần 10 năm xuất bản, ông không biết nên vui hay buồn vì chúng vẫn còn thời sự. Ví như, khi viết Rồi tất cả sẽ thành Đồ Sơn, tác giả không thể hình dung Phú Quốc, Tam Đảo và Đà Lạt sẽ bị “băm nát” một cách nhanh chóng như vậy, với Bà Nà và Cát Bà đang theo chân.

Hay gần nhất là về cụm từ “phông bạt” nổi rầm rộ trên khắp các diễn đàn xã hội, ai ngờ rằng người ta sẽ photoshop biên lai chuyển khoản ngân hàng cho từ thiện, thêm vào một vài con số để nhận được nhiều sự tung hô, sau bài viết Từ thiện câu like

Với 27 bài bình luận là những hiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa phổ thông quanh ta: đi du lịch, làm từ thiện, phẫu thuật thẩm mỹ hay truyền hình thực tế được chuyển tải qua ngòi bút sắc sảo, hài hước và tư duy phản biện, đa chiều, Bức xúc không làm ta vô can giúp chúng ta đi xuyên qua bề mặt của các hiện tượng, đặt câu hỏi về những điều tưởng như hiển nhiên, hiểu hơn về cơ chế vận hành của chúng, và về những hệ lụy mà chúng tạo ra cho cộng đồng.

Đặc biệt, trong phiên bản mới của cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Giang đã bổ sung thêm một chương về chủ nghĩa thiên vị ngoại hình (lookism), chia sẻ quan sát của ông về sự ưu ái, thiên vị những người có ngoại hình đã và đang len lỏi trong các ngóc ngách của xã hội như thế nào.

Theo tác giả sách “Chủ nghĩa thiên vị ngoại hình tạo ra những bất bình đẳng và bất công. Khi còn nhỏ, học sinh có ngoại hình tốt được giáo viên ưu ái hơn. Lớn lên, người có ngoại hình ưa nhìn dễ xin việc hơn, nhận được mức lương cao hơn, dễ được đề bạt hơn”.

Với phần bổ sung này, tác giả chỉ ra việc chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào khi chạy theo bản năng, đánh giá cao năng lực và phẩm chất của người có ngoại hình tốt, và ở chiều ngược lại, đánh giá thấp, thậm chí kỳ thị người lùn, người quá béo, quá gầy, người khuyết tật, và tước đi cơ hội phát triển, cũng như đóng góp cho cộng đồng của họ.

Dang Hoang Giang anh 2

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại vừa được Thái Hà Books tái bản, có bổ sung những nội dung mới. Ảnh: THB.

Công cụ giúp ta dần hóa giải sự độc hại

Nhà báo, tác giả Trương Anh Ngọc từng nhận định về Thiện, ác và smartphone như sau: “Tôi luôn thích cách đặt vấn đề của Đặng Hoàng Giang. Những góc nhìn rất đa dạng và khách quan của anh vào vấn đề của cuộc sống và xã hội Việt Nam chắc chắn khiến những người có lương tri và trái tim không khỏi suy nghĩ”.

Cuốn sách đã phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rung mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Nhưng đồng thời, những phân tích thấu đáo cũng buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần nào ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.

Không dừng lại ở đó, tác giả còn chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và sự vững vàng của lòng trắc ẩn. Các bài viết này giúp bạn đọc ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật, để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục; để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người; thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.

Không chỉ nêu lên hiện tượng, Thiện, ác và smartphone còn đưa ra nhiều tầng phân tích để giải thích những cơn bão lăng nhục này hình thành và phát triển như thế nào, những cơ chế tâm lý, những ẩn ức nào nằm sau chúng, và chúng phá hủy nạn nhân ra sao. Hiểu được nguồn cơn và hệ lụy sẽ giúp chúng ta cảnh giác, để ta tránh trở thành một phần của đám đông cuồng nộ và ta giúp người khác cũng làm vậy.

Với lần tái bản này, tác giả Đặng Hoàng Giang còn giới thiệu thêm với độc giả một công cụ mà anh mới khám phá ra trong mấy năm gần đây là giao tiếp phi bạo lực, hay giao tiếp trắc ẩn (nonviolent communication).

“Thú vị là để dùng công cụ này ta bắt đầu bằng cách hiểu chính mình: ta phải nhận biết và biểu đạt được cảm xúc và nhu cầu của mình. Điều này có thể lạ lẫm với nhiều người Việt, bởi chúng ta đã quen với những căn dặn là ta phải nhịn, phải nhẫn, phải bỏ qua nhu cầu của mình, phải không được để cảm xúc của mình làm phiền người khác”.

“Nhưng tôi tin tưởng rằng công cụ này có thể giúp ta dần hóa giải sự độc hại và đứt gãy trong các quan hệ gia đình hay ở nơi làm việc. Tin tốt là gần đây đã có những cá nhân và tổ chức (được giới thiệu trong sách) âm thầm lan tỏa triết lý giao tiếp này trong cộng đồng và giúp chúng ta bắt tay vào thực hành nó”, tác giả sách chia sẻ.

Nguồn: https://znews.vn/internet-va-mang-xa-hoi-co-dang-khien-cong-dong-tro-nen-doc-ac-hon-post1512810.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng