Connect with us

Du học

Nữ sinh trường Ams giành học bổng du học 7 tỷ đồng

Được phát hành

,

Không chỉ giành học bổng 7 tỷ đồng, nữ sinh trường Ams còn được chọn tham gia chương trình Presidential Scholar dành cho sinh viên xuất sắc của khóa tuyển sinh này.

Thuở nhỏ, Đinh Khánh Linh thường nghe bố kể về cuộc sống du học ở Nga. Những câu chuyện về cuộc sống du học sinh tại xứ sở bạch dương thôi thúc Khánh Linh tìm kiếm cơ hội được trải nghiệm ở đất nước xa lạ.

Vì thế, em nỗ lực để theo học trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, vừa học tập vừa tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, từng bước thực hiện ước mơ du học.

“Mỹ có nền giáo dục tiên tiến, hơn 60 trường nằm trong top 100 của thế giới theo Times Higher Education. Hơn nữa, em thích mô hình giáo dục khai phóng lấy trọng tâm là giảng dạy người học. Mối quan hệ giữa giáo sư và sinh viên thường rất tốt và mỗi sinh viên đều nhận sự quan tâm chu đáo từ trường”, nữ sinh trường Ams giải thích việc chọn Mỹ là điểm đến.

Nu sinh truong Ams gianh hoc bong du hoc anh 1

Nữ sinh trường Ams đặt mục tiêu du học từ sớm và dự định theo học hai ngành Government và Gender & Women’s Studies. Ảnh: K.L.

Thuyết phục ban tuyển sinh bằng đam mê nghiên cứu

Khánh Linh hiện học lớp 12 Anh 1 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Nữ sinh sở hữu thành tích học tập ấn tượng khi hai lần đoạt giải nhì môn Tiếng Anh kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội năm lớp 11, 12.

Với bài thi chuẩn hóa, Khánh Linh đạt 1540/1600 SAT 1, 800/800 SAT Subject Test Level 2, 790/800 Level 1, 720/800 Lịch sử Mỹ. Điểm IELTS của em đạt 8.0.

Hiểu rõ thành tích học tập không đủ để thuyết phục ban tuyển sinh các trường, Đinh Khánh Linh còn tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa. Thông qua đó, em có thể theo đuổi đam mê và từng bước hoàn thiện bản thân.

Nữ sinh 18 tuổi là Tổng thư ký Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc International Vietnam Model UN (IVMUN), Chủ tịch CLB Hanoi-Amsterdam Model UN Association (HMA), Phó ban tổ chức Ams’ Got Talent, Trưởng ban PR dự án Pandorams và Team Captain nhóm nghiên cứu POSS Summer Study.

Ngoài ra, Khánh Linh từng cộng tác với một nghiên cứu sinh tiến sĩ của ĐH Harvard để thực hiện nghiên cứu về chỉ tiêu giới.

Tuy nhiên, không thành công nào đến dễ dàng. Đinh Khánh Linh thừa nhận vất vả lớn nhất trong quá trình làm hồ sơ du học là bài luận chính. Nữ sinh đặt ra câu hỏi mà chính em cũng chưa có câu trả lời hoàn chỉnh.

Để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của bản thân, Khánh Linh đọc rất nhiều bài nghiên cứu học thuật, đặt sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau và học hỏi từ những người đã trải qua chuyện tương tự.

Cuối cùng, nỗ lực trong thời gian dài giúp nữ sinh trường Ams chinh phục ĐH Colby – ngôi trường xếp thứ 15 ở Mỹ về giáo dục khai phóng, đứng thứ 10 về giá trị do US News đánh giá. Trường có quá trình tuyển sinh khắt khe khi tỷ lệ trúng tuyển ở mức 8%.

“Em nghĩ mình thuyết phục ban tuyển sinh nhờ xây dựng được hình ảnh nhất quán và chân thực xuyên suốt hồ sơ. Tất cả hoạt động ngoại khóa, những khóa học em chọn và bài luận đều thể hiện rõ sự đam mê với nghiên cứu học thuật và mơ ước của em trong tương lai”, Khánh Linh chia sẻ.

Ước mơ đẩy lùi bất bình đẳng

Đến giờ, Khánh Linh còn nhớ khoảnh khắc em nhận thư thông báo trúng tuyển cùng mức hỗ trợ tài chính lên đến 7 tỷ đồng từ trường.

Lúc đó mới hơn 6h sáng, Linh chuẩn bị đi học. Nhận thư, nữ sinh suýt lăn từ giường xuống và làm gãy kính vì quá vui mừng. Em vội khoe với bố mẹ. Cả nhà cùng đọc thư báo. Họ hiểu suất học bổng 7 tỷ đồng sẽ giúp con gái thực hiện ước mơ bấy lâu nay.

Không chỉ vậy, Khánh Linh còn được chọn tham gia chương trình Presidential Scholar của trường, dành cho sinh viên xuất sắc của một kỳ tuyển sinh.

Chương trình này mang lại cho em cơ hội thực hiện nghiên cứu với các giảng viên xuất sắc của trường để giải quyết những vấn đề cấp bách xung quanh khu vực Maine. Em còn được trợ cấp lên đến 3.000 USD cho dự án nghiên cứu cá nhân và thực tập.

Ngoài ra, Khánh Linh được miễn phí học nhạc trong vòng một năm, nhận nhiều cơ hội tại trung tâm nghề nghiệp DavisConnects, bao gồm thông tin nghiên cứu, những buổi thuyết trình với nhà tuyển dụng…

Nữ sinh trường Ams tâm sự nhận thư, tâm lý em thoải mái hơn hẳn, cảm giác như trút gánh nặng trên vai. Với em, lá thư trúng tuyển như chiếc chìa khoá mở ra vô vàn cơ hội mới.

“Hành trình mới này sẽ có nhiều thử thách nhưng em không ngại, vì thử thách này sẽ đẩy em đến những bước phát triển mới mà mình chưa thể nghĩ đến”, cô gái 18 tuổi khao khát về tương lai.

Sắp tới, Đinh Khánh Linh dự định theo học hai ngành Government và Gender & Women’s Studies. Nói về quyết định này, Linh cho biết sau thời gian tham gia nhiều hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc (Model UN), em nhận ra niềm yêu thích chính trị và quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, em cũng rất quan tâm những vấn đề xoay quanh bình đẳng giới.

Khánh Linh nói thêm trong quá trình làm hồ sơ, em nhận ra sự bất bình đẳng về cơ hội trong nền giáo dục và cuộc sống nói chung. Bản thân em may mắn được theo học trường chuyên. Dù không phải người có điều kiện tài chính tốt nhất, em vẫn luôn có sự ủng hộ của bố mẹ trong các dự định học thuật. Nhưng em hiểu rằng không phải ai cũng được như vậy.

Kết thúc hành trình tìm kiếm cơ hội du học, Đinh Khánh Linh kiên định hơn với ước mơ đẩy lùi bất bình đẳng xã hội. Em mong một ngày nào đó, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một cơ hội ngang nhau trong việc thực hiện giấc mơ của mình.

Tháng 9 tới, Đinh Khánh Linh sẽ bắt đầu hành trình mới tại ĐH Colby. Linh dự định học thêm các khóa học thuộc chuyên ngành khác nhau, tham gia các câu lạc bộ để hiểu rõ xem bản thân thích và phù hợp với gì nhất. Em cũng định học thêm tiếng Pháp và tiếng Trung ở trường, đồng thời thử học nhạc cụ, hội họa.

Trong học kỳ đầu tiên, Khánh Linh sẽ tham gia dự án nghiên cứu về nội chiến kinh tế Mỹ do một giảng viên khoa Government dẫn dắt.

“Lần đầu tiên làm nghiên cứu ở cấp đại học, em hơi lo lắng, nhưng em tin rằng mình sẽ làm tốt vai trò của mình”, nữ sinh trường Ams tự tin.

Nguồn: https://zingnews.vn/nu-sinh-truong-ams-gianh-hoc-bong-du-hoc-7-ty-dong-post1217340.html

Du học

Lý do nhóm ngành khoa học sức khỏe hút sinh viên ở New Zealand

Được phát hành

,

Bởi

Trải qua đại dịch Covid-19, hệ thống y tế và công tác đào tạo y khoa ở các nước được chú trọng hơn, mở ra nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực nhóm ngành khoa học sức khỏe.

Trong danh sách nghề thiếu hụt nguồn nhân lực (Skills Shortages) của New Zealand, hơn 20 việc làm thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe nằm trong tốp đầu. Không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở, đây là nhóm ngành được chú trọng công tác đào tạo tại xứ sở kiwi.

Nền tảng đào tạo khoa học sức khỏe của New Zealand

Khoa học sức khỏe là một trong những ngành mũi nhọn và quan trọng tại New Zealand. Trong đó, ĐH Otago và ĐH Auckland là các trường nổi tiếng về đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe toàn cầu.

Nổi bật là ĐH Otago – ngôi trường có tuổi đời 150 năm – với thế mạnh đào tạo y khoa chuyên sâu. Ngành Nha khoa của trường giữ vị trí 33 trên bảng xếp hạng QS Rankings, trong khi ngành Giải phẫu học và Vật lý trị liệu xếp thứ 49. Các ngành khác như Y tá, Tâm lý học cũng vào danh sách 100 trường hàng đầu trên toàn thế giới.

nganh khoa hoc suc khoe,  du hoc New Zealand anh 1

New Zealand là điểm đến cho du học sinh muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực y khoa.

Nhiều năm qua, New Zealand từng bước triển khai các mô hình học tập bắt nhịp xu hướng tương lai, đáp ứng làn sóng chuyển đổi số, trong đó có lĩnh vực y khoa. ĐH Auckland, ĐH Otago… đã đưa mô hình telehealth (khám, chữa bệnh từ xa) vào điều trị và giảng dạy, trong khi ĐH Canterbury bắt tay thực hiện dự án xây dựng nền tảng trực tuyến phục vụ chẩn đoán bệnh từ xa.

Nhiều sáng kiến trong lĩnh vực y khoa của sinh viên, chuyên gia New Zealand được ứng dụng rộng rãi toàn cầu như máy làm ẩm/ấm khí thở (respiratory humidifier – công cụ hỗ trợ khí thở vào cho bệnh nhân nguy kịch), 3D colour X-ray, robot hỗ trợ hồi sức…

Việc triển khai thành công hồ sơ sức khỏe điện tử (HER) đã đưa New Zealand vào nhóm quốc gia hàng đầu thế giới về y khoa, tạo nền tảng giảng dạy trong nhóm ngành khoa học sức khỏe.

Đa dạng chương trình đào tạo nhóm ngành khoa học sức khỏe

Khoa học sức khỏe là nhóm ngành có chuyên môn điều trị và chăm sóc sức khỏe, bao gồm thể chất và tinh thần. Khi cân nhắc nhóm ngành này, nhiều người thường liên tưởng đến các chuyên ngành thuộc tuyến đầu y tế, với yêu cầu đầu vào cao (như bác sĩ, y sĩ, dược sĩ).

Tuy nhiên, các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học sức khỏe rất đa dạng. Người học có thể lựa chọn ngành nghề thuộc vị trí hậu cần (nghiên cứu y khoa, thử nghiệm lâm sàng, sức khỏe cộng đồng, thể thao hay dinh dưỡng …), ngành gián tiếp (hỗ trợ cho tuyến điều trị), tiêu biểu như Y tế cộng đồng, Xét nghiệm, Dược… với tiêu chuẩn đầu vào dễ dàng hơn.

Tại New Zealand, hệ thống giáo dục thể hiện sự nhạy bén với thị trường việc làm tương lai khi triển khai nhiều ngành học mới phù hợp xu hướng và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực. Trong đó, 3 liên ngành mới nổi bật là Khoa học thể thao (Sport science), Y tế cộng đồng (Community health) và Chính sách y tế và an sinh (Population health).

Khoa học thể thao là liên ngành phổ biến tại nhiều quốc gia tiên tiến. Lựa chọn liên ngành này của ĐH Công nghệ Auckland, người học có thể nghiên cứu chuyên sâu về thể thao, vật lý trị liệu, dinh dưỡng… Trong hai năm đầu tiên, sinh viên được học các môn nền tảng như giải phẫu học, luật và đạo đức trong thể thao… Ở học kỳ cuối, sinh viên sẽ học môn chuyên ngành như ứng dụng kiến thức để đo lường – đánh giá điều kiện thể chất của vận động viên, thực hành vật lý trị liệu – tại phòng khám.

Nếu người học có định hướng tham gia cải thiện hệ thống y tế thông qua các chính sách, đạo luật, thực hành y tế trong cộng đồng, phân bố quỹ y tế, chương trình cử nhân Population health (Chính sách về y tế và an sinh) của ĐH Waikato là lựa chọn đáng cân nhắc.

Trong 3 năm đào tạo, sinh viên tiếp xúc các môn học về chính sách, số liệu, hệ thống và tài chính trong y tế, được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược.

Với chương trình cử nhân Sức khỏe cộng đồng (Community health) tại ĐH Otago hoặc ĐH Waikato, sinh viên có thể trở thành chuyên gia tư vấn sức khỏe, giáo viên sức khỏe – thể chất, người điều phối sự kiện về sức khỏe – thể thao…

Ngoài ra, nhiều trường đại học và học viện kỹ nghệ ở New Zealand có đa dạng chương trình đào tạo liên quan nhóm ngành khoa học sức khỏe. Đơn cử là ngành Kỹ thuật Y sinh (Biomedical science) của ĐH Công nghệ Auckland (AUT) hay Dinh dưỡng học (Human nutrition) của ĐH Massey.

Điểm chung của chương trình giáo dục New Zealand là đề cao kỹ năng thực hành. ĐH Otago và ĐH Auckland có phòng khám dịch vụ cho người dân, do giảng viên và sinh viên đảm trách điều trị.

Cụ thể, sinh viên ĐH Otago có thể tham gia phòng khám vật lý trị liệu để thực hành chăm sóc bệnh nhân. Sinh viên ĐH Auckland có nhiều lựa chọn thực hành khám chữa bệnh trong mảng phục hồi chức năng (rehab), dinh dưỡng (nutriotion and dietetic), nhãn khoa, thính giác, tâm lý, chữa trị bệnh lý về rối loạn ngôn ngữ…

Ngoài kiến thức chuyên môn, chương trình giáo dục xứ kiwi khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên ngành. Tuần lễ sự kiện “Population health intensive week” của ĐH Auckland mở ra cơ hội để các bạn theo học ngành khoa học sức khỏe, dược… thực hành tình huống thực tế, trao đổi theo nhóm.

Bên cạnh yếu tố đa dạng ngành và môi trường học chất lượng, Chính phủ New Zealand luôn tạo điều kiện để sinh viên tìm được việc làm sau tốt nghiệp. Nếu không muốn phát triển sự nghiệp ở xứ sở kiwi, các bạn trẻ có thể tận dụng tấm bằng quốc tế nhóm ngành sức khỏe để tìm công việc tại các quốc gia phát triển.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Chìa khóa du học New Zealand 2021”, Viện ISB – ĐH Kinh tế TP.HCM hợp tác Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) tổ chức lớp học trải nghiệm (Taster class).

Tại lớp học, học sinh, sinh viên Việt Nam được tương tác trực tiếp với giảng viên từ các trường đại học hàng đầu New Zealand (ĐH Otago, ĐH Massey, ĐH Lincoln, ĐH Công nghệ Auckland, ĐH Auckland) và cập nhật xu hướng nghề nghiệp của ngành học.

10 lớp học giúp học sinh, sinh viên có thêm kiến thức về ngành học chủ lực tại New Zealand, từ đó đưa ra lựa chọn cho tương lai. Độc giả cập nhật thông tin và đăng ký học tại đây.

Hình thức: Học trực tuyến trên Zoom | Thời gian: 7/11-28/11.

Nguồn: https://zingnews.vn/ly-do-nhom-nganh-khoa-hoc-suc-khoe-hut-sinh-vien-o-new-zealand-post1277578.html

Tiếp tục đọc

Du học

Vì sao ngành giáo dục New Zealand được người trẻ quan tâm?

Được phát hành

,

Bởi

Có nhiều hơn một lý do để người trẻ theo đuổi công việc trong lĩnh vực giáo dục. Họ đã lựa chọn học và phát triển sự nghiệp tại New Zealand.

Nganh giao duc New Zealand anh 1

Không chỉ có những cơ sở đào tạo ngành sư phạm lâu đời với bằng cấp được công nhận quốc tế, nền giáo dục New Zealand ghi điểm bởi triết lý giáo dục tiến bộ, đề cao sự đa dạng trong tư duy – văn hóa và hướng người học đến việc rèn luyện sự phản biện.

Tôn trọng sự đa dạng

Không định hướng tất cả người học đạt kết quả đồng nhất, môi trường giáo dục New Zealand chú trọng phương pháp “strength based” – tôn trọng thế mạnh của mỗi cá nhân.

Theo đó, chương trình giáo dục hướng đến việc trang bị tư duy cởi mở cho người học nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, cũng như kỹ năng áp dụng nền tảng vốn có để giải quyết những vấn đề mới, phức tạp.

Điển hình là môn học về khía cạnh văn hóa của giáo dục (Te Hononga Tangata Cultural Dimensions of Education) trong chương trình Bachelor of Teaching (cử nhân giáo dục) của ĐH Waikato.

Thông qua môn học này, sinh viên sư phạm được tìm hiểu văn hóa Maori (văn hóa bản địa của New Zealand), mở rộng hiểu biết về giao tiếp ứng xử trong môi trường giáo dục đa văn hóa và tăng nhận thức về “danh tính văn hóa” (cultural identities).

Nganh giao duc New Zealand anh 2
Nguyễn Như Quỳnh đánh giá cao chương trình giáo dục ở New Zealand và quyết định gắn bó với vùng đất này.

Sau khi hoàn thành chương trình Sư phạm Tiểu học tại ĐH Canterbury, Nguyễn Như Quỳnh hiện là giáo viên của trường Beckenham Te Kura ō Pūroto (Christchurch, New Zealand). Quá trình học tập và giảng dạy tại xứ kiwi giúp Quỳnh nhận ra mục tiêu của giáo dục là hướng đến việc cá nhân hóa, thay vì tạo ra những “sản phẩm sao chép”.

“Tôi rất ấn tượng với nền giáo dục New Zealand, không gò ép theo quy chuẩn cứng nhắc, rập khuôn mà linh hoạt điều chỉnh giáo trình và phương thức. Sự khác biệt, đa dạng luôn được chào đón tại xứ sở kiwi. Điều này đảm bảo cơ hội tiếp cận tri thức công bằng cho người học”, Như Quỳnh chia sẻ.

Triết lý giáo dục “thắp lửa thay vì đổ đầy”

Một khía cạnh ưu việt của nền giáo dục New Zealand là chương trình đào tạo chú trọng “thắp lửa” để người học khao khát tìm kiếm tri thức. Trong hành trình đó, người học được trao quyền để tự do sáng tạo.

Đây cũng là triết lý mà TS Bùi Thị Bích Thủy (Senior Tutor – giảng viên chương trình tiếng Anh học thuật tại ĐH Lincoln) thấm nhuần từ khi còn là nghiên cứu sinh. Suốt quá trình giảng dạy, nữ giảng viên cũng xây dựng triết lý giáo dục dựa trên nền tảng này: Giúp người học trau dồi tư duy phản biện để tự tin phá vỡ định kiến, từ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo.

“Tôi tin rằng đích đến của giáo dục là trang bị kỹ năng tự học cho sinh viên, vì thời lượng và kiến thức cơ bản trong mỗi khóa học rất giới hạn. Giảng viên phải lựa chọn cách dạy phù hợp với lối học tập cũng như trình độ người học, tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội đào sâu suy nghĩ”, chị Thủy phân tích.

Đó là lý do trong quá trình giảng dạy, chị Thủy yêu cầu sinh viên thường xuyên tự soi chiếu để biết bản thân đã học được gì, mong muốn điều gì và định hướng con đường tiếp theo ra sao.

Nganh giao duc New Zealand anh 3
Tiến sĩ Bùi Thị Bích Thủy – Senior Tutor – giảng viên chương trình tiếng Anh học thuật tại ĐH Lincoln.

Lộ trình học đa dạng để phát triển trong lĩnh vực giáo dục

Một trong những ưu thế của nền giáo dục New Zealand là tính linh hoạt và cá nhân hóa lộ trình học. Chính phủ New Zealand thường xuyên cập nhật các chương trình đào tạo trong lĩnh vực giáo dục để đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp người học phát huy năng lực.

Chẳng hạn sinh viên lựa chọn chương trình Bachelor of Teaching của ĐH Waikato có thể trở thành giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học với lộ trình 3 năm. Sinh viên quốc tế đang có bằng cử nhân thuộc ngành khác và muốn chuyển hướng sang giáo dục có thể trau dồi thêm với một năm chuyên ngành Sư phạm tiểu học của ĐH Canterbury.

Để trở thành giáo viên trung học (secondary education), sinh viên có nhiều lựa chọn về lộ trình học: Cử nhân Giáo dục đi kèm một chuyên ngành giảng dạy; hoàn thành chương trình cử nhân chuyên ngành và theo học chương trình Graduate Diploma of Teaching (nhận chứng chỉ đào tạo trung học) tại ĐH Auckland; thạc sĩ giáo dục trung học tại ĐH Otago.

Nganh giao duc New Zealand anh 4
Sinh viên có nhiều lựa chọn lộ trình học khi theo đuổi ngành sư phạm tại New Zealand.

Nếu yêu thích giảng dạy Anh ngữ, chương trình Bachelor of Arts majoring in Tesol hay Bachelor of Education Tesol – cử nhân Sư phạm giảng dạy tiếng Anh – là lựa chọn nên cân nhắc. Những người không đặt mục tiêu làm giáo viên nhưng có thiên hướng tìm hiểu chuyên sâu mảng tâm lý – hành vi, xã hội học trong lĩnh vực giáo dục có thể theo học chương trình Bachelor of Arts majoring in Education – cử nhân Giáo dục tại ĐH Auckland.

Bằng cấp được công nhận quốc tế, lộ trình học tập linh hoạt giúp sinh viên không chỉ tiếp nhận kiến thức mà còn được rèn luyện tư duy giáo dục cởi mở… là những ưu thế nổi bật của chương trình đào tạo ngành giáo dục tại New Zealand. Điều này giúp người học đón nhận nhiều cơ hội phát triển trong ngành giáo dục, không chỉ tại New Zealand – thị trường lao động có nhu cầu nhân lực lớn trong mảng sư phạm ở nhiều bậc học – mà còn ở thị trường tiềm năng như Việt Nam, cùng nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến khác.

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Chìa khóa du học New Zealand 2021”, Viện ISB – ĐH Kinh tế TP.HCM hợp tác Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand – ENZ) tổ chức lớp học trải nghiệm (Taster class). Tại lớp học, học sinh, sinh viên Việt Nam được tương tác trực tiếp với giảng viên từ các trường đại học hàng đầu New Zealand (ĐH Otago, ĐH Massey, ĐH Lincoln, ĐH Công nghệ Auckland, ĐH Auckland) và cập nhật xu hướng nghề nghiệp của ngành học.

10 lớp học giúp học sinh, sinh viên có thêm kiến thức về ngành học chủ lực tại New Zealand, từ đó đưa ra lựa chọn cho tương lai. Độc giả cập nhật thông tin và đăng ký học tại đây.

Hình thức: Học trực tuyến trên Zoom. Thời gian: 7/11-28/11.

Nguồn: https://zingnews.vn/vi-sao-nganh-giao-duc-new-zealand-duoc-nguoi-tre-quan-tam-post1276706.html

Tiếp tục đọc

Du học

Cựu du học sinh nói về hệ thống Colleges tại ĐH Oxford

Được phát hành

,

Bởi

College tại ĐH Oxford (Anh) giống một trường đại học thu nhỏ với sinh viên từ nhiều ngành học khác nhau nhưng không có chức năng đào tạo đối với chương trình thạc sĩ, tiến sĩ.

PGS.TS Phan Phi Anh, công tác tại ĐH Oxford, nghiên cứu về ngành Thiết bị y tế, TS Chu Công Sơn (hoàn thành chương trình tiến sĩ về Siêu vật liệu từ trường) cùng chị Trần Mỹ Ngọc (cựu sinh viên chương trình thạc sĩ về Giáo dục ngôn ngữ của ĐH Oxford) đều khẳng định tất cả College (bao gồm Linacre College) đều không có chức năng đào tạo, giám sát học tập của sinh viên từ bậc thạc sĩ trở lên. Việc này do các khoa (department) quản lý.

DH Oxford anh 1

Thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc (thứ hai từ trái sang) tại St Cross College. Ảnh: NVCC.

College không có chức năng đào tạo bậc thạc sĩ trở lên

PGS.TS Nguyễn Phi Anh, TS Chu Công Sơn, thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc cho biết Oxford là viện đại học với cấu trúc liên bang. Các trường đại học thành viên cũng giống từng bang với hệ thống quản lý, tài chính độc lập (trừ 3 trường St Cross, Reuben và Kellogg). Vai trò của colleges với sinh viên phụ thuộc vào bậc học.

Đối với bậc cử nhân, college có chức năng chính là đào tạo và cung cấp chỗ sinh hoạt, tạo môi trường học thuật tốt nhất cho sinh viên. Tại đây, cả sinh viên theo học hệ thống tutorials (gia sư) và giáo sư, người phụ trách giảng dạy, thường là thành viên của college, cùng hoạt động và sinh hoạt chung tại trường.

Mặc dù có chức năng đào tạo, các college không có quyền đánh giá chấm điểm và phải thông qua hội đồng ĐH Oxford khi muốn cấp bằng cho sinh viên.

Sinh viên của tất cả college phải tham gia một kỳ thi cuối kỳ (đề chung) tại Examination Schools. Các college chấm bài chéo. Thành tích của từng college sẽ được đánh giá thông qua điểm thi của sinh viên hàng năm trên bảng Norrington.

Ngược lại với bậc học cử nhân, college không có nghĩa vụ đào tạo, giảng dạy cho sinh viên ở bậc học thạc sĩ trở lên. Việc này sẽ do từng khoa phụ trách. Linacre College là college cho sinh viên hệ sau đại học. Do đó, trường không có chức năng đào tạo. College chỉ tập trung cung cấp chỗ sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ học thuật cho sinh viên. Tương tự bậc đại học, việc đánh giá điểm môn học/bài luận tốt nghiệp sẽ do khoa thực hiện, kết quả về cho từng college để cấp bằng (vẫn phải thông qua hội đồng ĐH Oxford).

Tên của college được ghi trên bằng tốt nghiệp nhưng không tạo ra nhiều sự khác biệt. Nó chỉ mang tính chất thông tin giống như ghi quê quán trong chứng minh nhân dân.

PGS.TS Nguyễn Phi Anh, TS Chu Công Sơn, thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc thông tin thêm mỗi college có hệ thống quản lý, tài chính độc lập nhưng việc tuyển sinh vẫn phải thông qua hội đồng ĐH Oxford.

Trong hồ sơ, thí sinh được đặt danh sách ưu tiên 3 trường mà mình muốn vào nhất. Song điều này không bắt buộc. Họ có thể không lựa chọn.

Các colleges không đóng vai trò gì trong việc tuyển sinh. Sau khi nhận tin đỗ từ hội đồng trường, thí sinh sẽ được một college (mà có ngành thí sinh theo học) lựa chọn. Ba trường thí sinh ưu tiên sẽ đưa ra lựa chọn trước.

Nếu cả 3 trường không chấp nhận thí sinh, hồ sơ của người này sẽ được gửi sang các trường đại học thành viên khác. Sinh viên không chấp nhận lựa chọn của college đồng nghĩa việc từ chối theo học tại ĐH Oxford.

Mỗi college đều có hệ thống thư viện, nhà ăn (hall), ký túc xá, lớp học, và giảng đường riêng. Tuy nhiên, thông thường, mỗi college có số lượng phòng nhất định, chỉ những sinh viên may mắn mới đăng ký được chỗ trong trường mới ở tại college.

Những người khác có thể ở tại các khu dân cư trực thuộc quản lý của college hoặc tự thuê nhà, miễn là trong bán kính 15-20 km từ trường.

DH Oxford anh 2

Hội Sinh viên Việt Nam ở Oxford ăn tối tại Harris Manchester College năm 2016. Ảnh: NVCC.

Nơi gặp gỡ, trao đổi giữa sinh viên các ngành khác nhau

PGS.TS Phan Phi Anh, TS Chu Công Sơn và thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc đánh giá khi theo học tại ĐH Oxford, mỗi college giống như một trường đại học thu nhỏ, bao gồm sinh viên từ nhiều các ngành học khác nhau.

Điều này cho phép sinh viên gặp gỡ, học hỏi, trao đổi với bạn bè từ các lĩnh vực khác, tiếp xúc với nhiều nhân sinh quan khác nhau từ đó tạo ra môi trường học tập đa ngành nghề.

TS Chu Công Sơn cho biết anh theo học ngành kỹ thuật nhưng tại Harris Manchester College, anh tiếp xúc sinh viên theo học các lĩnh vực xã hội như Triết học, Thần học. Anh cảm thấy nhờ đó, mình được mở mang tầm mắt, học hỏi từ bạn bè cùng trang lứa.

Tương tự, thạc sĩ Mỹ Ngọc chia sẻ nhờ hệ thống college ở Oxford, chị làm quen với các bạn bên khoa Quản trị kinh doanh (MBA), Khoa học phân tử và các ngành khoa học đa dạng khác, mở rộng hiểu biết về các ngành nghề mà mình chưa từng được biết tới.

“Tôi cũng may mắn có cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt với giáo sư qua các buổi tiệc tối tại college”, chị Ngọc tâm sự.

Các college cũng có những đặc sắc đáng nhớ với cựu sinh viên. Theo TS Công Sơn, Harris Manchester College là trường dành cho học sinh trưởng thành (từ 21 tuổi trở lên) ở mọi bậc học.

Anh đánh giá Harris Manchester là một trong những college có đồ ăn ngon với chi phí hợp lý nhất so với các college khác. Trường chuyên về các ngành xã hội, kinh tế, triết học, đặc biệt là thần học.

Trong khi đó, St Cross College của em thạc sĩ Trần Mỹ Ngọc là trường cho sinh viên hệ sau đại học, mỗi năm có khoảng 250 người học.

Chị Mỹ Ngọc kể đồ ăn tại đây rất ngon. Bên cạnh đó, 40% người học là sinh viên quốc tế. Không khí rất thân thiện và đa dạng văn hóa. Trường hay tổ chức hội chợ để sinh viên học hỏi về các nền văn hóa khác nhau.

Ngoài ra, mỗi sinh viên có 3 cố vấn, một người tư vấn về các vấn đề học thuật, một người về các vấn đề cuộc sống, tâm lý và người còn lại về vấn đề liên quan công việc, cơ hội việc làm. Trong một kỳ, sinh viên phải sắp xếp ít nhất 1-2 buổi với mỗi cố vấn để trường nắm được tình hình học sinh.

Nói về mô hình college tại ĐH Oxford, TS Chu Công Sơn lưu ý thêm mọi người hay đánh giá các trường theo số tiền trường có nhưng điều này không đúng.

Theo anh, người học không được quyền lựa chọn college. Các trường thành lập vào năm khác nhau. Với những trường lâu đời, cựu sinh viên đều là những quý tộc hồi xưa, thường từ thiện cho trường cũ. Vì thế, các college này thường rất giàu.

Trong khi đó, những college mới thành lập như Linacre, St cross hay Harris Manchester nghèo hơn.

“Hệ thống tuyển sinh, đánh giá, cấp bằng không phụ thuộc vào college nên có thể nói là chất lượng từng college không phụ thuộc vào sự giàu nghèo của từng college”, TS Chu Công Sơn nói thêm.

Nguồn: https://zingnews.vn/cuu-du-hoc-sinh-noi-ve-he-thong-colleges-tai-dh-oxford-post1275655.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng