Connect with us

Sách hay

Để khát vọng dẫn lối: Trong khốn khó lập chí thay đổi cuộc đời

Được phát hành

,

Thật khó hình dung câu chuyện về một cậu bé từ thị trấn Amityville xa xôi của nước Mỹ khởi nghiệp như thế nào lại có thể lôi cuốn bất ngờ đến vậy.

Để khát vọng dẫn lối: Trong khốn khó lập chí thay đổi cuộc đời - Ảnh 1.

Bất ngờ đầu tiên là hóa ra trong lòng nước Mỹ vẫn có những cậu bé sống trong ngôi nhà bị ngập nước mỗi khi mưa lớn.

Với Bill McDermott, hoàn cảnh gia đình còn khốn khổ hơn bởi xui rủi xảy ra cho gia đình lúc ông 12 tuổi: một cơn hỏa hoạn thiêu sạch ngôi nhà lúc chỉ có mẹ và hai con trong khi người cha đang đi làm.

Ấy vậy mà, trong khốn khó, Bill McDermott đã lập chí thay đổi cuộc đời. Từ bước đầu chập chững nhận lấy việc giao báo cho những nhà cùng khu phố, Bill bắt đầu ý thức với việc làm ra đồng tiền từ chính khả năng của mình.

Điều đáng kể là Bill McDermott sớm nhận ra một yếu lĩnh của kinh doanh: Người có tiền sẽ chịu chi khi nhu cầu của họ được đáp ứng tốt nhất; và nếu làm điều này với lòng chân thành sẽ giúp người bán hàng kết nối được nhiều hơn những ai có nhu cầu.

“Tôi biết rằng bán hàng có mối liên hệ giữa người và người, chứ không chỉ là sản phẩm”, ông chia sẻ như vậy khi bắt đầu trở thành tân binh trong đội ngũ bán hàng của Xerox. Và cũng chính yếu tố nhân bản ấy giúp chàng thanh niên Bill McDermott từ vị trí thấp nhất vươn lên top cao nhất của Tập đoàn Xerox, tạo ra rất nhiều kỳ tích vang dội.

Advertisement

Theo dõi hành trình nỗ lực vươn lên của Bill McDermott mới thấm thía cái điều lâu nay mọi người vẫn truyền nhau:

Cơ hội đến với mọi người ngang bằng nhau ở môi trường làm việc của nước Mỹ. Điều này không đơn giản, cụm từ “môi trường làm việc” ở đây chính là thành tựu của bao nhiêu thế hệ đã đi tiên phong để xây dựng, đặt để và giữ gìn như giữ gìn những giá trị văn minh đang dẫn dắt thế giới phát triển.

Và Bill McDermott cũng thế, ông cũng trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, với tất cả lòng nhiệt thành và khát vọng thực hiện lý tưởng.

Đọc sách, không chỉ nắm bắt hành trình của một doanh nhân, mà quan trọng hơn là nhận ra những nhân tố quyết định làm thay đổi tư duy của một cá nhân kiệt xuất. Điều gì khiến Bill McDermott thay đổi công việc?

Lý do nào khiến ông tham gia khởi động chương trình phúc lợi xã hội? Và phát biểu của ông về nền kinh tế tri thức mà với kinh nghiệm cá nhân, ông cho rằng còn có những lỗ hổng phải lấp đầy, đó là “thay đổi từ kinh doanh phần cứng đến kinh doanh dựa vào tư duy lãnh đạo” thực sự có ý nghĩa thế nào?

Advertisement

Một phần câu trả lời đến từ tập sách thú vị này: Để khát vọng dẫn lối: hành trình cậu bé bán báo trở thành lãnh đạo tập đoàn tỉ đô.

Nguồn: https://tuoitre.vn/de-khat-vong-dan-loi-trong-khon-kho-lap-chi-thay-doi-cuoc-doi-2020082010504099.htm

Tiếp tục đọc
Quảng cáo

Sách hay

Tư duy cùng thắng

Được phát hành

,

Bởi

Cùng Thắng chính là niềm tin về Giải Pháp Thứ Ba. Không phải là nếu không theo cách của bạn thì phải theo cách của tôi, mà là có một cách thứ ba còn tốt hơn nữa. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Cùng Thắng chính là niềm tin về Giải Pháp Thứ Ba. Không phải là nếu không theo cách của bạn thì phải theo cách của tôi, mà là có một cách thứ ba còn tốt hơn nữa. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Tư duy cùng thắng

Cùng Thắng chính là niềm tin về Giải Pháp Thứ Ba. Không phải là nếu không theo cách của bạn thì phải theo cách của tôi, mà là có một cách thứ ba còn tốt hơn nữa. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498569.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện hết sức sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Năm 1971, khi các tỉnh miền Bắc trải qua trận lũ lịch sử, một tờ báo ở TP.HCM lúc bấy giờ, đã đứng lên phát động người dân ủng hộ vùng gặp thiên tai.

Tran lut nam 1971 anh 1

Nhân dân ở Gia Lâm, Hải Dương, Hưng Yên khắc phục khó khăn do lũ làm sạt lở đê năm 1971. Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Ngày 19/8/1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc các huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì, phía hữu ngạn sông Hồng. Chỉ riêng bốn tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, trận lụt đã làm 1.062 xã của 94 huyện với 2,9 triệu hộ gia đình bị ngập lụt nặng, chiếm hơn 40% tổng số hộ gia đình.

Trận lụt khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, con số người chết gấp hàng trăm lần so với mức một nghìn người của trận lũ tại miền Trung năm 1999 và trận lũ năm 2000 tại miền Nam. Thiệt hại lớn nhất về giao thông, công nghiệp. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi. Về giao thông và bưu điện thì con số là vào khoảng 10.025.000 đồng.

Advertisement

Ngoài ra, thiệt hại của nhân dân và các địa phương bị ảnh hưởng từ lũ lụt, dịch bệnh, ngừng trệ sản xuất sau mưa lũ là rất lớn. Theo đánh giá của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Mỹ (NOAA) thì đây là một trong những trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 trên thế giới.

Trong lúc miền Bắc cố gắng tập trung khắc phục những hậu quả nặng nề do thiên tai để lại thì Sài Gòn, trên tờ báo Tin Sáng [1] đã làm đồng bào chú ý vì một mục trên trang nhất rất lạ. Đó là vào ngày 17/9/1971, dưới chân trang nhất tờ báo in khổ lớn (58×42) có chạy một băng chữ hai dòn tám cột “Bắc Nam ruột thịt một nhà, sớt cơm chia áo đậm đà tình thương – Hãy nồng nhiệt hưởng ứng chiến dịch nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Bắc do Tin Sáng tổ chức”.

Trên phía trái trang nhất báo Tin Sáng có một cột đóng khung đăng nội dung như sau (nguyên văn): “Tin Sáng xin phép tổ chức đi Hà Nội trao tài vật quyên góp tận tay đồng bào miền Bắc. (Tít) Sáng 7/9 chúng tôi đã nhận được số tiền sau đây để giúp đồng bào nạn nhân miền Bắc bị bão lụt.

Các tăng sĩ chùa Giác Nguyên 7.640 đ. Ông Trần Thanh Hiệp (51 tuổi, đường Trương Minh Giảng 1000 đ. Bác Tám Hòa 10.000 đ, tổng cộng 18.640 đ. Trong thư gửi đến Tin Sáng các tăng sĩ chùa Giác Nguyên còn tình nguyện đi cùng đoàn công tác vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Bắc. Xin các đoàn thể đang vận động cho công tác này lưu ý cho điểm ấy.

[…]

Advertisement

Sau đó hàng ngày trên trang nhất của báo đều đăng tin những người đến đóng góp. Thật là cảm động khi trong danh sách đó là những cái tên ngắn gọn như: Chị A, ông B, anh C, chị Hai bán cơm tấm đóng góp từ 100 đến 5.000 đồng [2]. Họ là những tiểu thương, người phu xích lô, thương gia, nghệ sĩ. Có cả những sinh viên học sinh nghèo.

[…]

Trong danh sách đóng góp này có nữ nghệ sĩ Kim Cương. Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi đến băng nhạc “Kinh Việt Nam” bán được 5.000 đồng để ủng hộ cho cuộc cứu trợ này.

Đến ngày 20/10/1971, báo Tin Sáng đã tổng kết cuộc vận dộng với thông tin trên trang nhất: “Cứu lụt miền Bắc kết thúc với 609.490đ. Chúng tôi đã quyết định khóa sổ cứu lụt miền Bắc vào 12 giờ trưa ngày 18/10. Đến ngày 18/10/1971 chúng tôi đã nhận được 609.490đ của mọi giới miền Nam.

[1] Nhật báo của dân biểu Ngô Công Đức làm chủ nhiệm từ năm 1968-1972. Báo Tin Sáng (bộ mới) tục bản vào ngày 10/8/1975 và ngưng xuất bản vào tháng 7/1981. Báo Tin Sáng khổ lớn như báo Sài Gòn giải phóng. Toàn “mặt” trang một được chia làm tám cột chữ. Sự kiện nào quan trọng nhất trong ngày sẽ được chạy tít tám cột.

Advertisement

[2] Giá sinh hoạt năm 1972: 414 đồng/USD, vàng 26.100 đồng/ lượng. Một chiếc xe Honda ss50 giá 20.000 đồng. Giá xăng lúc bấy giờ là 32 đồng/lít.

Nguồn: https://znews.vn/dai-hong-thuy-1971-mien-bac-bao-lut-va-tam-long-cua-nguoi-mien-nam-post1499630.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Ưu tiên điều quan trọng

Được phát hành

,

Bởi

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Ưu tiên điều quan trọng

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498568.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng