Nhà thơ Trần Đăng Khoa không ngờ rằng những bài thơ đầu tiên của mình đã đến tay Bác Hồ trong thời bom đạn, được Bác đọc và sau này được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tác giả bài thơ “Ảnh Bác”, “Hạt gạo làng ta”… chia sẻ kỷ niệm xúc động về Bác Hồ cũng như tiết lộ, những bài thơ đầu tiên ông viết ngày nhỏ cũng là viết về Bác.
Xuất hiện trong chương trình giao lưu nghệ thuật “Hồ Chí Minh- Hành trình khát vọng năm 2020” với vai trò khách mời, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã chia sẻ kỷ niệm thú vị về Bác Hồ.
Năm 1968, ở trường nơi Trần Đăng Khoa đang học, được phát động phong trào viết thư cho Bác Hồ, báo cáo thành tích làm việc tốt với Bác, hoặc kể chuyện người tốt, việc tốt nơi mình đang sống. Khi cô giáo yêu cầu mỗi học sinh trong lớp đều phải viết thư gửi Bác, thì Trần Đăng Khoa thực thà thưa với cô rằng, Khoa chưa làm được việc gì tốt xứng đáng để báo cáo Bác Hồ. Cô giáo đã động viên Trần Đăng Khoa viết thư kể chuyện làm thơ cho Bác nghe.
“Cô giáo nói: “Bác Hồ nói: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Em không chỉ biết ăn ngủ mà còn làm thơ nữa. Thế thì tốt quá! Em hãy viết thư kể chuyện làm thơ cho Bác nghe.
Và tập thơ đầu tay của tôi “Từ góc sân nhà em”, sau này tập thơ tiếp theo là “Góc sân và khoảng trời”. Tôi gói tập thơ đầu tay được mình chép cẩn thận vào giấy báo, cắt mảnh giấy dán vào đấy với địa chỉ như thế này: “Kính gửi Bác Hồ kính yêu, địa chỉ: Hà Nội…”. Phong bì có dán tem và tôi đưa vào hộp thư là thùng sắt tây treo ở Ủy ban xã”, nhà thơ Trần Đăng Khoa kể lại.
Không ngờ là tập thơ “Từ góc sân nhà em” đã đến tận tay Bác Hồ và được Bác đọc. Sau này, tập thơ được chuyển vào Bảo tàng Hồ Chí Minh. Có thông tin cho rằng đây là bản thảo thơ duy nhất còn tồn tại từ những ngày Trần Đăng Khoa làm thơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những bài thơ của thần đồng thơ thời đó được đọc trên đài, được đăng báo, hoặc sau này in thành tập sách, nhưng bản thảo gốc thì giờ không còn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ thêm, những bài thơ đầu tiên ông sáng tác cũng là viết về Bác Hồ: “Tôi viết nhiều lắm. Trong đó bài “Ảnh Bác” là bài thơ đầu tiên tôi viết về Bác vào ngày 19/5/1966 in trên báo Văn nghệ, ở mục Nhi đồng làm thơ. Ở dưới có ghi rõ: Trần Đăng Khoa, 8 tuổi, lớp 2, học sinh cô giáo Cúc. Báo Nhân dân cũng in lại bài thơ đó với mục Nhi đồng làm thơ. Tôi không ngờ tập thơ của mình đến được tay Bác Hồ”.
Và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng hé lộ và lần “hụt”, không được gặp mặt Bác Hồ. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa vào ngày 30/5/1969, cũng là năm cuối cùng của Bác thì anh cùng với một số bạn thiếu nhi nữa được về Hà Nội.
“Khi được tin tôi về Hà Nội, cô Thu Trà bấy giờ là Phó chủ tịch Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương có báo cáo với Bác. Bác có nói cho Khoa đến gặp Bác nhưng không đi riêng sợ cháu kiêu, cho nên cho cháu Khoa đi lẫn với các cháu thiếu nhi trường Nhạc viện Hà Nội.
Các bạn thiếu nhi Nhạc viện Hà Nội đã gặp Bác vào dịp 1/6/1969 và sau này có bộ phim “Bác Hồ của chúng em”. Ngày đó Bác cũng ốm rồi.
Tôi đi một mình thì không được, các cô không yên tâm nên tôi không được đến gặp Bác Hồ hôm đó. Nhưng ngày hôm sau tôi mới biết khi cả đoàn kéo vào nhà nhà thơ Tố Hữu. Chú Tố Hữu nói, Bác Hồ rất tiếc là không gặp được gặp cháu nhưng Bác có nhờ chú Tố Hữu nhắn lại với cháu: “Cháu phải chịu khó học tập, là con ngoan của bố mẹ và cháu ngoan Bác Hồ. Hãy làm cháu ngoan Bác Hồ trước rồi làm nhà thơ nổi tiếng sau…”, tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” nhớ lại. Tiếc rằng, mùa thu năm 1969, Bác Hồ đã ra đi. Và Trần Đăng Khoa không còn cơ hội để gặp mặt Bác nữa.
Trần Đăng Khoa sinh ngày 26/4/1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay…
Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: “Từ góc sân nhà em” (tập thơ tiếp theo là “Góc sân và khoảng trời”) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” gồm 107 bài thơ, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ngoài ra Trần Đăng Khoa còn có các tác phẩm như: Trường ca “Đi đánh thần Hạn” (1970), Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa (1970), “Trường ca Trừng phạt” (1973), Trường ca “Khúc hát người anh hùng” (1974), tập thơ “Bên cửa sổ máy bay” (1986), “Chân dung và đối thoại” (1998), tập truyện- ký “Đảo chìm” (2000)…
Ảnh Bác
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em…
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.
Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.
Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.
Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…
Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…