Sài Gòn hoa lệ, ồn ào và là thiên đường để phát triển tài năng, tuy vậy, để trở thành một cá thể nổi bật giữa một mảnh đất toàn nhân tài như nấm mọc sau mưa là chuyện không hề dễ dàng.
>>Chật vật tìm kiếm đam mê của chàng nhạc sĩ khiếm thị (kỳ 2) >>Sức mạnh của âm nhạc thôi thúc “những người bạn của bóng tối” (kỳ 1)
Trong khoảng thời gian ngắn ở Sài Gòn, tôi dần dùng hết số tiền ít ỏi để dành, trong khi đó vẫn chưa có việc gì để làm. Đời người nghệ sĩ giải trí và vận động viên thể thao giống hệt nhau. Ít ai có thể trụ vững thật lâu trong guồng quay khắc nghiệt của sự đào thải. Khán giả không có nhu cầu tìm hiểu nghệ sĩ đó là ai. Muốn tồn tại, muốn sống được với nghề, người làm giải trí phải khiến cho khán giả biết đến mình.
Nói vậy nghĩa là Hà Chương hôm qua phát hành ba album, tốt nghiệp thủ khoa nhạc viện, được chép tên trong bảng vàng Văn Miếu Quốc Tử Giám, đi diễn ở châu Âu,… chẳng có nghĩa lý gì giữa Sài Gòn ngập tràn công nghệ lăng xê chuyên nghiệp. Muốn có tiền phải trở thành ngôi sao. Mà muốn làm ngôi sao phải có ông bầu mát tay, chịu chi cùng hàng loạt chiến dịch truyền thông bài bản. Bằng không bạn chỉ có thể xuất hiện trước công chúng với bộ quần áo nhàu nhĩ, mỏi miệng năn nỉ bầu show cho hát, dù chỉ là hát lót cho ca sĩ thành danh. Mỗi lần như vậy, tiền cát sê giảm sút thê thảm, rất bèo bọt.
Lúc đó, cái ăn thúc bách, cánh tay tàn độc của nó bóp chết mọi nốt nhạc.
Vợ chồng anh Hải không đi làm nên có nhiều thời gian gần gũi với tôi. Cuối chiều, anh chị thường ghé nói chuyện với tôi. Lúc nào anh chị cũng ân cần, ngỏ ý cứ có bất kỳ khó khăn gì cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi như đứa em nhỏ. Biết tôi thích uống bia, những đêm cuối tuần, anh chị thường bày bữa nhậu rồi đàn hát rất vui. Tôi vốn kín tiếng, nên không nói anh chị nghe mình hết tiền. Mà thật ra, điều làm tôi trăn trở lớn nhất không phải chuyện tiền nong mà chính là khát khao được đi hát, được tỏa sáng trên sân khấu đầy ánh đèn.
Hơn nữa, ân tình của vợ chồng anh Hải lớn quá, tôi đâu dám đòi hỏi thêm.
Khi mọi thứ càng khó khăn, tính lì lợm của tôi càng nổi lên mạnh mẽ. Mỗi sáng, tôi đeo cây đàn vào lưng, đi xe ôm tới các phòng trà trong thành phố xin hát thử. Có khi để giảm chi phí xe ôm, tôi nhờ bạn trai của con gái anh Hải chở đi giúp. Anh chàng này đang “cua gái” nên rất sẵn lòng với anh Chương.
Đối với tôi, sự thúc ép của đồng tiền, miếng cơm manh áo quả là một áp lực, nhưng nó không khiến tôi thấy buồn lòng, xót xa bằng sự cay nghiệt, thái độ bạc bẽo, kỳ thị người đời dành cho mình. Chỉ vì tôi không được sáng mắt như người bình thường nên nhiều lần đi xin hát, người ta xua đuổi, không cho. Tôi đâu có “xin xỏ” bất cứ thứ gì. Tôi chỉ muốn sống bằng sức lao động chân chính của tôi, dùng tài năng âm nhạc của bản thân để mang lại niềm vui, sự khuây khỏa và an ủi cho mọi người. Và vào một buổi sáng chẳng bình thường, tôi về nhà mà không có cây đàn guitar. Nó đã ở lại vĩnh viễn với tiệm đàn. Tôi đã bán người bạn tri kỷ của mình! Chỉ vì tôi phải sống để chờ đến ngày mai như bài hát – “Ngày mai đời sẽ khác”-của mình!
Dù mạnh mẽ và gan lì đến đâu, tôi cũng có những phút yếu lòng, tủi thân. Tôi hoang mang, không biết mình có nên tiếp tục đi theo con đường âm nhạc, có nên tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sĩ trình diễn vĩ đại như Stevie Wonder hay không? Giữa lúc lòng đầy ngổn ngang như thế, tôi nhận được tin bài Nắng hát do tôi sáng tác đã lọt vào chung kết của cuộc thi sáng tác âm nhạc đầy uy tín Bài hát Việt.
Bài hát Nắng hát đưa tôi lại gần hơn với giới hoạt động âm nhạc ở Sài Gòn như nhạc sĩ đàn anh Đức Trí, nhạc sĩ Thanh Tâm, chồng của ca sĩ Hải Yến, giải Nhất Ngôi sao Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, nhờ Nắng hát, cánh cửa đến với các phòng trà, quán bar mở ra cho tôi, mặc dù giá cát sê thời điểm đó mỗi đêm chỉ khoảng một trăm năm mươi đến hai trăm ngàn đồng cho ba bài hát. Hát phòng trà cũng có nỗi tủi thân, cơ cực của nó, ở Sài Gòn vẫn có chuyện bầu show quỵt tiền ca sĩ, ít nhất là với tôi. Tôi liên tục làm người hát lót cho các ca sĩ có tên tuổi, quen thuộc với khán giả. Lắm khi đến tiết mục của mình, tôi phải đành nhường lại cho đồng nghiệp khác hát trước. Tôi còn phải thích nghi dần để chấp nhận tiếng hát của mình lẩn khuất đâu đó trong những tiếng cụng ly, rào rạo nhai đồ ăn của thực khách ở quán. Kệ, cứ sống đã rồi tính!
Kiên nhẫn đi hát, mở rộng thêm các mối quan hệ, tôi dần dần rời xa các quán nhạc bình dân xô bồ để tới được một số phòng trà quen thuộc với khán giả thành phố như We, Tiếng Xưa, I coffee, Café Net, Cúc cu… Không gian phòng trà sang trọng, khách đến nghe nhạc có chọn lọc và nhạc công có trình độ chuyên môn giỏi để đáp ứng đòi hỏi thưởng thức âm nhạc cao của khán giả và đó cũng là nguồn cảm hứng lớn cho tôi.
Thường các phòng trà này có các chương trình riêng khoảng bốn mươi lăm phút cho các nghệ sĩ biểu diễn. Tôi thường xuyên có chương trình của mình với mức thù lao khoảng sáu trăm ngàn đồng. Nói bình dân hơn thì sáu trăm ngàn đồng bao nguyên bốn mươi lăm phút. Mỗi đêm hai show như vậy là cuộc sống đẹp như mơ ở thời điểm Sài Gòn “nhà nhà ca sĩ”, “người người ca sĩ”.
Lại nhờ tính tiết kiệm mà sau một năm đi hát, tôi dành dụm được chút tiền lận lưng và bắt đầu “ủ mưu” dự án nhạc tiếp theo còn đang dang dở khi ở Hà Nội. Đó là hai album nhạc xưa. Nói gì thì nói, người Sài Gòn vẫn mê nhạc xưa, say đắm tình khúc của các nhạc sĩ Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn…
Tôi nhớ ba mình. Sau mỗi mùa nông, ông thích đánh bạc. Năm nào ba chơi cũng thua người ta, chỉ vì ông không giỏi các ngón nghề. Muốn đứng chung với người trong thiên hạ và muốn làm tốt bất cứ việc gì thì cũng phải học.
Tôi tin rằng tôi sẽ thành công, dẫu chưa biết thành công như thế nào, chỉ biết lúc đó những bản R&B của nghệ sĩ khiếm thị người Mỹ Stevie Wonder đã nói với tôi như thế.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.
Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.
Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.
Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…
Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…