Câu 1:
– Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu. Qua hình ảnh, cử chỉ, lời nói của Lượm ta hình dung ra một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, dễ thương lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau đó, người chú nghe tin Lượm đã hi sinh.
– Chú bé đã bình tĩnh là công việc thường ngày là chuyển những bức thư quan trọng trên chiến tường ác liệt.
– Chú bé bị bắn trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa mà bàn tay cháu vẫn nắm chặt những bông lúa.
–> Theo đó, có thể chia bài thơ thành 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “cháu đi xa dần…”): Cuộc gặp gỡ ở Huế.
+ Phần 2 (tiếp đến “hồn bay giữa đồng…”): sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
+ Phần 3 (còn lại): Lượm sống mãi với non sông đất nước.
Câu 2: Hình ảnh Lượm rất đáng yêu, đáng mến.
– Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.
–> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khoẻ mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.
– Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.
–> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.
– Lời nói:
Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
–> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.
– Những yếu tố nghệ thuật láy: Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc hoạ chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
Câu 3:
a. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
b. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế,
Lượm ơi!
…
–> Biểu hiện sự đau xót, tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước sự hy sinh đột ngột của Lượm.
Thôi rồi, Lượm ơi!
–> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
Lượm ơi, còn không?
–> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào “không tin được dù đó là sự thật”. Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
– Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí, vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “Chú bé” vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
Câu 5: Lượm ơi, còn không?
Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi vì tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh. Điệp khúc vang lên như một bài ca mãi không thôi về một anh hùng nhỏ tuổi. Em đã hi sinh nhưng em còn sống mãi trong lòng người Việt Nam.