I. Thế nào là quan hệ từ?
Câu 1: Xác định quan hệ từ:
a. của
b. như
c. Bởi…và… nên
d. nhưng
Câu 2:
– Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;
– Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;
– Cặp quan hệ từ bởi… nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) – kết quả (chóng lớn lắm); và biểu thị quan hệ liên hợp.
– Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường… và hôm nay…
II. Sử dụng quan hệ từ
Câu 1:
Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ
Câu 2: Các quan hệ từ cùng cặp với nhau:
– Nếu… thì…
– Vì… nên…
– Tuy… nhưng…
– Hễ… thì…
– Sở dĩ… vì…
Câu 3: Đặt câu:
– Nếu ngày mai thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ đi biển. (quan hệ điều kiện – kết quả)
– Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân – kết quả)
– Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)
– Hễ tới phim Dị nhân thì mẹ gọi con nhé. (quan hệ điều kiện – kết quả)
– Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)
III. Luyện tập
Câu 1:
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là: của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
Câu 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Câu 3:
Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: (a), (c), (e), (h). Riêng câu (k) và (l), không câu nào sai nhưng câu (l) nên bỏ từ “cho” để tránh nặng nề.
Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ.
Tham khảo: Bữa tối nhà em
Nhà em có 4 người: ba mẹ, anh em và em. Vì ban ngày ba mẹ đi làm còn anh em và em đi học nên cả nhà chỉ có dịp quây quần bên nhau vào buổi tối. Những giờ phút ấy thật vui, thật hạnh phúc. Chuyện trò nổ như ngô rang. Ba mẹ kể chuyện công việc ở cơ quan. Còn hai anh em kể chuyện học ở trường. Cả chú chó mực và cô mèo mướp cũng vênh tai nghe lỏm. Em mong ước những giờ phút ấy cứ thật dài, dài mãi.
Câu 5:
Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ “nhưng” đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.