Connect with us

Văn mẫu 8

Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú” (5)

Được phát hành

,

Tố Hữu là một con chim đầu đàn của nền thơ ca Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thơ Tố Hữu tràn đầy lý tưởng sống cao đẹp đồng thời thể hiện tinh thần sáng tạo không mệt mỏi trên bước đường nghệ thuật. Chính vì vậy, bài thơ Khi con tu hú trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu – đã có sức cuốn hút độc giả yêu thơ, say thơ, một cách mãnh liệt.

Mở đầu bài thơ là những âm thanh sống động, mở ra một không gian tươi đẹp, thoáng đãng:

Khi con tu hú gọi bầy

Trong thi ca Việt Nam, mỗi loài chim kêu, mỗi loài hoa nở,… báo hiệu một mùa khác nhau. Tiếng chim cuốc kêu trong thơ Nguyễn Trãi báo hiệu mùa xuân đã muộn. Tiếng chim quyên nô nức gọi hè dưới trăng thanh trong thơ Nguyễn Du,… Riêng Tố Hữu, tiếng chim tu hú đi vào thơ khắc khoải báo hiệu mùa hạ đã bước sang. Tiếng chim làm sống dậy những ngày tự do, êm đềm, hạnh phúc. Thuở ấy, Tố Hữu hãy còn bên ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Phải là một trái tim nhạy cảm, rạt rào nhựa sống mới có được cái nghiêng tai tinh tế như thế giữa bốn bức tường hôi hám, chật hẹp, tối tăm,… Tố Hữu hay lắng nghe những âm thanh của cuộc sống đời thường:

Cô đơn thay là cảnh thân tù!

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Nghé chim reo trong gió mạnh lên triều

Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh

Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.

(Tâm tư trong tù)

Có thể nói, từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu đã lắng đọng lòng mình, tập hợp các giác quan và tài năng của người nghệ sĩ để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa hè của miền Trung thân yêu:

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Đây là một bức tranh lóng lánh sắc màu: màu vàng óng ả của lúa chín; màu vàng tươi roi rói của hoa quả; màu xanh dịu mát của khu vườn nhiều cây; màu vàng đặc trưng của bắp; màu nắng; màu xanh bao la của da trời. Như vậy hai gam màu vàng và xanh đã tô điểm cho bức tranh thơ thêm những đường nét mỹ miều, rực rỡ, đậm chất đồng quê. Bên cạnh đó, có thanh âm của tiếng ve rộn ràng lảnh lót. Tiếng ve ngân là đặc trưng của mùa hè. Các chú ve dạo bản đồng ca chào đón đức vua mùa hạ đến ngự trị. Nếu thiếu tiếng ve thì nét sinh động, nhộn nhịp của bức tranh thơ giảm đi nhiều lắm. Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” là nét chấm phá độc đáo làm cho cuộc sống nơi thôn quê trở nên có hồn và thi vị hơn. Nhà thơ lấy cái hữu hạn (con diều sáo) đế biểu thị cái vô hạn (từng không). Không gian của bức tranh thơ được mỏ’ ra thoáng đãng và tiến tới vô tận.

Trên đây chỉ là bức tranh mùa hè được vẽ trong tâm tưởng của một con người trẻ tuổi đắm say lý tưởng đẹp. Dù chỉ một chút tình quê nhưng rất đáng được nâng niu, quý trọng. Còn thực tế thì sao?

Nhà thơ đang đối diện với bốn bức tường nóng bức ngột ngạt:

Ta nghe hè dậy bền lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! (câu 8)

Ngột làm sao, chết uất thôi (câu 9)

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Từ “dậy” trong tiếng Việt, theo từ điển của Nguyễn Văn Xô có ba nghĩa chính: cất mình lên; nổi lên; vang ầm. Chúng ta có thể hiểu mùa hè đã nổi lên trong lòng nhà thơ ở đỉnh điểm. Hoà với nhịp thơ ỏ’ câu 8 là 6/2; ở câu 6 là 3/3 gợi cảm giác phẫn uất, bực bội, căng thẳng tột độ của hệ thống thần kinh trung ương đồng thời cũng thể hiện được sức mạnh và ý chí anh hùng của tuổi trẻ. Bởi thế, Tản Đà nói: “Tài cao phận thấp chí khí uất”. Điều đó cũng không sai đối với Tố Hữu. Riêng câu thơ “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi” gợi cho chúng ta nhớ tâm trạng của Nguyễn Hữu Cầu :

Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu, Hán

Phá vòng vây bạn với kim ô.

Phải chăng giữa Nguyễn Hữu Cầu và Tố Hữu có cùng chung một ước vọng anh hùng của đấng nam nhi? Tiếng kêu “Ngột làm sao, chết uất thôi” của Tố Hữu cũng là một tiếng kêu xé lòng của một lớp thanh niên ham sống, đầy nhiệt huyết, mong muốn đối đời của xã hội ta lúc ấy.

Cả bài thơ, Tố Hữu không nhắc đến chữ “tự do” nào nhưng qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng, chúng ta hiểu được nhà thơ nhận biết cái tất yếu đến tầng bậc nào rồi bởi lẽ “Tự do là nhận biết được cải tất yếu” (Các Mác).

Bài thơ khép lại theo lối “đầu cuối tương ứng”. Nếu câu mỏ’ đầu gợi tiếng chim tu hú khoẻ khoắn mời gọi hè thì câu kết thúc tiếng chim tu hú kêu hoài, kêu mãi giữa bầu trời mênh mông như “tiếng gọi hối thúc của thực tại”. Cái kết cấu ấy làm day dứt, xốn xang cõi lòng người đọc.

Tóm lại, Khi con tu hú là một bài thơ hay, lời lẽ mộc mạc, bình dị, dễ hiểu, câu chữ ít nhưng cô đọng, hàm súc. Bức tranh tả cảnh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng hiện lên rất cân xứng. Kết hợp với thể thơ cổ truyền của dân tộc uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã để lại sức rung, sức gợi sâu xa, bền bỉ trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt mấy mươi năm qua.

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Bình luận bài thơ “Ông đồ”

Được phát hành

,

Bởi

Đấy là một thế hệ người. Mà nhiều khi chỉ còn dăm bảy người. Lúc đầu, đông đúc, rôm rả lắm, nhưng mà cái gì cũng thế thôi, ngày càng thưa thớt dần, quạnh quẽ dần…

Ông Vũ Đình Liên dừng lại, không nhìn vào tôi, ông nhìn đi đâu, xa chừng, hun hút:

– Tôi nói quạnh quẽ lắm, nghe mà thương, anh ạ. Anh có thấy thương không, một lớp người họ từng ngồi vào cái chỗ anh và tôi đương ngồi, nói cái chuyện anh và tôi đương nói, chuyện năm, chuyện tháng, chuyện thời gian… Đang nói vui vẻ thế thì tự nhiên hết năm, hết tháng, và họ cũng hết nốt… Cho nên, bức xúc thì mình đã có sẵn, bây giờ chỉ lựa chỗ để đưa họ vào, vào thật êm mà không bật ra:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Đừng để câu thơ trống, gánh một gánh chữ mà không làm được việc gì. Anh thấy tôi viết như chơi ấy. Thế là đã có một ông đồ rồi đấy nhé. Bốn câu, câu nào cũng có nhiệm vụ văn học của nó. Khác thể anh kéo ra một tấm màn sân khấu, tấm màn màu hoa đào hực hỡ, rồi cho ông đồ lọt thỏm vào giữa. Mỗi năm nghĩa là năm nào cũng thế. Hoa ấy, cứ đến tiết thì lại trồi. Người ấy, cứ đến tiết thì lại nở. Cho nên mới nói Lại thấy ông đồ già. Cứ Khoắng chữ lên là gặp. Ông đồ đang làm gì? Ông ta không làm gì ra trò. Ấy là tôi nói đã vào cái thời tàn. Ông cụ cứ loay hoay bày đặt. Ông bò ra, giữa cái nhí nhố của cuộc sống này mà bày mực tàu giấy đỏ. Phố thì đông, ông thì quạnh. Bày ra, là bày cái ở trong lòng ra giữa thanh thiên bạch nhật. Như vậy thì ông phải trân trọng lắm, và cái chỗ ông ngồi bên mái phố là một chỗ thiêng:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Đấy là vào thời hạnh phúc nhất của ông. Bao nhiêu người là đông người lắm. Tấm tắc ngợi khen, không phải chỉ ngợi khen suông mà lời khen đọng lại trên khoé miệng, thầm thì, nắc nỏm. Đây là khổ thơ cao trào. Nó bắn lên như pháo hoa rồi tàn lụi dần. Phượng múa rồng bay là vẽ vời ra lắm thứ ngoạn mục rồi trở về với hư vô:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Nhưng mỗi năm mỗi… Cứ hiu hắt dần đi. Cây thì rụng lá, hoa thì rụng cuống. Thời gian làm một cuộc hành trình đi về phía vô tận. Ông đồ, hững hờ mà cuống quít ném vào giữa đời một câu hỏi, cũng chẳng là hỏi ai. Người thuê viết nay đâu? Hỏi thời gian? Hỏi không gian? Không, không hỏi ai cả. Hỏi chính lòng mình, tức là hỏi cái quy luật khắc nghiệt và buồn thảm. Trước câu hỏi ấy, giấy đỏ buồn không thắm, đỏ mà lại không thắm thì đỏ cái nỗi gì? Và mực mài ra là để viết, chứ sao lại để đọng? Đọng không ngoài nghiên mà trong nghiên, vì thế cái nghiên cũng phải sầu!

Đến đây, cái thời tàn nó rõ mồn một:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Ông đồ, thì cứ vẫn ông đồ, chứ chả lẽ ông gì? Đâu thì lại ngồi đấy thôi. Dưới tấm màn mưa bụi, nghĩa là tấm màn đan bằng những hạt mưa nhỏ tí xíu như là hạt bụi, bụi thời gian, ném vào ông đồ từng đợt sóng lãng quên, ông bị va đập và níu kéo, bào mòn. Thôi rồi, không còn thể thống gì nữa cái ông đồ, ông vẫn ngồi đấy, tưởng là định vị, nhưng hình tượng hăm hở ấy cứ mờ nhoè, ngút ngấm… cho đến một lúc tả ra như lá, như bụi mưa… Ngoài trời mưa bụi bay… Anh có thấy ra cái điều này không? Bụi mưa, mưa bụi, nó thoảng thớt là thế, mà khắc nghiệt là thế. Nó ưu ái bám lấy con người ta, nhào nắn, rút tỉa, nó cũng gạt gẫm và phỉnh phờ kia đấy, cho đến một ngày, nó nâng bổng người ta lên, ném vào nơi ký ức xoá mờ…

Năm nayđào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Những người muôn năm cũ, là những người không thể nào cũ hơn được. Những con người ấy bây giờ đang ở đâu? Phàm ở đời, cái mới không ngừng nảy sinh, trong lúc cái cũ không ngừng tàn tạ. Như thế nó mới là cuộc sống con người.

Bài thơ nó còn là cái chỗ này: Làm một nơi cư ngụ mong manh cho hồi ức con người về một thế hệ đã tàn phai, và đấy phải chăng là sứ mệnh của văn học?

Đông Trình – Báo Thừa Thiên Huế, xuân 2000

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Cảm nghĩ về hành động của các nhân vật trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Được phát hành

,

Bởi

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, thái độ của chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng có cả một quá trình diễn biến. Khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo, vừa mới kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào. Trước thái độ hống hách của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu, chị Dậu hết sức nhún nhường. Chị lễ phép run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất…”. Nhưng chị Dậu càng van xin tha thiết, tên cai lệ càng sừng sộ, sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại, điệu ra đình. Khi thấy người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu hốt hoảng chạy đến đỡ lấy tay hắn và một lần nữa, khẩn thiết xin tha: “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh lại được một lúc, ông tha cho!”. Cai lệ tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy vào trói anh Dậu. Hành động tàn bạo của tên cai lệ đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu. Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Rồi bằng sức mạnh của lòng căm thù, chị đã lần lượt quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Như vậy là, trước hành động tàn bạo của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu đã từ thái độ van xin ôn hoà đến chỗ quyết liệt, vùng lên quật ngã bọn tay sai hung ác.

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác. Để bảo vệ tính mệnh cho chồng, chị không thể không vùng dậy chông lại hành động tàn bạo của bọn tay sai. Sức mạnh bất ngờ kì lạ của chị Dậu chính là sức mạnh của lòng căm thù bọn tay sai bất nhân, tàn ác.

Đoạn văn trích cho ta thấy người nông dân lao động vốn hiền lành, nhẫn nhục, nhưng khi bị dồn đến cùng đường, họ cũng biết vùng lên chống cự lại một cách dũng cảm. Hành động đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường, bất khuất của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam. Hành động của chị Dậu cũng phản ánh qui luật “tức nước vỡ bờ”, “con gian xéo mãi cũng quằn, “có áp bức, có đấu tranh”.

Trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng đã thành công trong việc khắc hoạ bộ mặt tàn ác, đểu cáng, không chút tính người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Với những “roi song, tay thước và dây thừng”, tên cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà chị Dậu. Tên cai lệ ra oai, hách dịch ngay từ những giây phút đầu tiên. Gõ đầu roi xuống đất, hắn lên giọng quát anh Dậu phải mau mau nộp thuế. Trước lời van xin nhũn nhặn của chị Dậu, hắn “trợn ngược hai mắt”, lớn tiếng quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đó à! Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”. Không một chút mủi lòng trước cảnh anh Dậu đang đau ốm, bỏ ngoài tai lời van xin tha thiết của chị Dậu, tên cai lệ doạ dỡ nhà, quát tên người nhà lí trưởng, rồi trói cổ anh Dậu lại, điệu ra đình. Khi tên người nhà lí trưởng còn đang “lóng ngóng ngơ ngác” thì tên cai lệ đùng đùng “giật phắt lấy cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục van xin. Nhưng không một chút tình người, tên cai lệ đã đấm vào ngực, tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy tới anh Dậu, không kể gì tới mạng sống của anh. Hành động của tên cai lệ thật đểu cáng, bất nhân, không còn chút tình người.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, bất nhân không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phảng. Rồi hắn “sấn cổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu”. Hành động tàn ác của cả tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chông trả để bảo vệ mạng sông cho anh Dậu.

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Cảm nhận của em về đoạn trích “Hai cây phong”

Được phát hành

,

Bởi

Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan – một nước Cộng hoà ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.

Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tầm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là hoạ sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đầy không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.

Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần “chúng tôi” (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.

Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người hoạ sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.

Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.

Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được “lũ nhóc đi chân đất” ấy “làm chấn động cả vương quốc loài chim” ở trên “những cành cao ngất”. Ôi, ở đây, “bọn nhóc” còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.

Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng “nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió…”. Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.

Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.

Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất. Đoạn trích chính là một bài ca về tình nghĩa quê hương và về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người”.

Tiếp tục đọc

Xu hướng