Connect with us

Văn mẫu 8

Cảm nhận về đoạn trích “Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục”

Được phát hành

,

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục là một lớp kịch trọn vẹn (lớp 5, hồi II) trích từ hài kịch nổi tiếng Trưởng giả học làm sang của Mô-li-ê, nhà hài kịch lớn và là người sáng lập ra hài kịch cổđiển ở Pháp. Lớp kịch có hai cảnh rõ rệt: cảnh một gồm những lời thoại giữaông Giuốc-đanh và bác phó may, cảnh hai gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Thông qua cử chỉ, hành động vànhất là lời thoại của các nhân vật, tất cả đều mang yếu tố hài, kết hợp với cách bốtrí cảnh và không khí sân khấu đã đem lại cho khán giả những trận cười nổ ra tưởng như vô hạn.

Sau lớp 4 của hồi II (ông Giuốc-đanh muốn trở thành bậc học) nó nội dung: muốn trở thành nhà quý tộc thì phải giỏi, phải hiểu biết về triết, về ngôn ngữ học, phải biết viết thư tình… vẫn chưa đủ. Còn phải sang trọng, phải có lễphục, vì thế ông Giuốc-đanh đã ném vàng bạc ra mua loại vải hoa cực tốt, thúc thợ may may bộ lễ phục: đẹp nhất triều đình, phải sắm đủ tất, giày hảo hạng!.

Mời khán giả hãy đến sân khấu hài kịch nước Pháp để thưởng thức cảnh thứ nhất của lớp kịch: ông Giuốc-đanh với bác phó may.

A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây. Đó là lời reo lên vừa vui mừng, vừa trách móc của ông Giuốc-đanh khi bác phó may xuất hiện. Vì sao ông Giuốc-đanh lại có thái độ như vậy? Vì háo hức mong đợi muốn được mặc lễ phục, vốn là kẻ lắm tiền, thích học đòi làm sang, nhưng ngờ nghệch nên ông Giuốc-đanh đã lần lượt bị gã phó may mơn trớn, lừa bịp. Mọi thứ mà trưởng giả gửi mua đều là hàng rởm. Bít tất lụa quá chật, mới xỏ chân vào đã đứt mất hai mắt rồi! Đôi giày không đúng số, đúng cỡ làm đau chân ghê gớm. Khán giả bật cười khi phó may “lấp liếm” bít tất rồi nó giãn ra thì ông Giuốc-đanh ngớ ngẫn phụ hoạ: Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Càng buồn cười hơn khi nghe bác phó may giải thích: đôi giày không làm ngài đau đâu mà chỉ vì ngài cứ tưởng tượng ra thế thì vị trưởng giả vừa phân bua vừa hể hả tôi tường tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ. Chân to mà giày nhỏ thì đi vào sẽ đau chân; đau chân là cảm giác. Không phân biệt được cảm giác với tưởng tượng là vì ngờ nghệch, nói “thô” hơn có nghĩa là ngu dốt. Nói tưởng tượng chỉlà sự nguỵ biện, lừa bịp mà thôi! Thế mà một con người vừa học triết để làm nhà bác học nghe vẫn thấy xuôi tai!.

Lại còn bộ lễ phục nữa chứ! Đẹp nhất triều đình may bằng thứ vải hoa cực tốt. Oái oăm thay, bộ lễ phục lại may hoa ngược mất rồi! Nực cười thay! Nghe gã phó may bảo là Những người quý phái đều mặc như thế này cả thì ông Giuốc-đanh rối rít hỏi lại hồn nhiên đến khờ dại: Những người quý phái mặc áo hoa ngược ư? ồ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

Rồi ông Giuốc-đanh hỏi phó may về chiếc áo có vừa vặn không, bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không? Câu trả lời hoa mĩ của gã phó may Còn phải nói! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được… rồi lại tiếp chững chạc tuốt đã làm cho sự đắc ý của ông Giuốc-đanh đã lên đến tột độ khi có bộ lễ phục đúng mốt quý tộc, mà lúc đó lễ phục quý tộc, đúng mốt thời thượng Pháp (thế kỉ XVI – XVII), phải may bằng vải đen, dạ, màu đẹn và may hoa xuôi. Khi phát hiện ra gã phó may đã cắt xén vải may lễ phục đểmay áo, ông Giuốc-đanh đã cất lời trách móc nhưng đã bị gã phó may đánh trống lảng bằng cách mời ông ta mặc thử bộ lễ phục. Sự gợi ý này đã đánh trúng tâm lí nhanh chóng trở thành người quý phái của Giuốc-đanh và thế là bác phó may đang từ thế bị động đã chuyển sang thế chủ động trước ông Giuốc-đanh.

Lão trưởng giả không chỉ dốt nát, ngờ nghệch bị gã phó may lừa bịp mà còn lộ chân tướng một kẻ lố bịch như một con rối, một thẳng hề không hơn, không kém. Phó may đã đem theo bốn thợ phụ để hầu ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đúng thểthức, mặc… theo nhịp điệu, theo cách thức mặc cho các nhà quý phái. Cái quần cộc đã được hai chú thự “cời tuột” ra! Hai thự phụ khác đã lột áo ngắn rồi mặc lễphục mới cho ông. Buồn cười nhất là cử chỉ, hành động của ông Giuốc-đanh: phô áo mới, đi đi lại lại giữa đám thợ. Càng hợm hĩnh bao nhiêu càng buồn cười bấy nhiêu: cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp điệu của dàn nhạc. Phải chăng sự háo danh muốn trở thành quý tộc đã biến Giuốc-đanh thành con người ngu dốt, ngờ nghệch và lố bịch, đúng hơn là một con rối.

Cảnh thứ hai diễn ra cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (có tốp thợ phụ hỗ trợ giúp ông Giuốc-đanh mặc lễ phục). Người xem chắc chắn không thể không bật cười vì cảnh ông Giuốc-đanh xúng xính khoác áo trong âm thanh tiếng nhạc và tiếng cười ấy cứ thế kéo dài suốt cảnh kịch khi nghe những lời đối thoại giữa Giuốc-đanh và bọn thợ phụ. vốn biết tâm lí của ông Giuốc-đanh, chúng xúm vào tâng bốc lão trưởng giả lên tận mây xanh để moi tiền! Chỉ ba tiếng Bẩm ông lớn đã làm cho Giuốc-đanh vô cùng hả dạ: ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì phải thế đấy!… Bọn thợ phụ lại tung hô: Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm. Quá cảm động, quá sung sướng, hay nhờ thầy triết dạy ngôn ngữ, dạy phát âm, dạy viết thư tình mà ông Giuốc-đanh nói rất hiển hách: Cụ lớn, ồ ồ cụ lớn!… Cái tiếng cụ lớn đáng thưởng lắm. Cụ lớn không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé… Bọn thợ phụ đã được cụ lớn thường! Bọn thợ phụ lại tôn Giuốc-đanh thành Đức ông. Hả hê lắm, khoái chí lắm, kẻ háo danh đắc trí nói cười: lại Đức ông nữa! Hà hà! Thật buồn cười khi lão Giuốc-đanh vừa móc tiền thưởng cho bọn thự phụ, vừa nói riêng với mình như vừa mê, vừa tỉnh, vừa khoái chí vì được tâng bốc là đức ông, nhưng cũng vừa tự biết: của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Cảnh bọn thợ phụ tôn vinh lão trưởng giả từ ông lớn lên cụ lớn rồi trở thành đức ông, Mô-li-ê đã nâng cao dần kịch tính làm nổ tung ra những trận cười châm biếm thói hợm hĩnh, háo danh, ưa phỉnh nịnh, thích được tâng bốc của bọn quý tộc phong kiến lỗi thời, bọn tư sản đang lên nhưng chứa đầy ung nhọt!.

Cảnh ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã diễn ra tại tư dinh của ông ta, bên cạnh lão trường giả còn có lão phó may, một kẻ ranh mãnh và bịp bợm; bọn thợ phụ giỏi hót, khéo moitiền. Qua những nhân vật này, Mô-li-ê đã châm biếm, giễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuốc-đanh, điển hình là bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-ê là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc, mang ý nghĩa xã hội tiến bộ. Hai cánh màn của sân khấu đã khép lại, kết thúc lớp 5, hồi II của vở kịch Trưởng giả học làm sang nhưng không khép được những trận cười thú vị hướng về đức ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy của Mô-li-ê, tạo nên tiếng cười thoải mái cho khán giả, sau những trận cười là những suy ngẫm về những trò lố bịch và được trình diễn trên sân khấu! Đây đúng sân khấu đồng thời cũng là cuộc đời!.

Đã nhiều thế kỉ trôi qua mà sức phê phán hiện thực của vở hài kịch Trưởng giả học làm sang của nhà văn Pháp Mô-li-ê vẫn còn dư sức hấp dẫn đối với mọi người và sống mãi với thời gian.

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Bình luận bài thơ “Ông đồ”

Được phát hành

,

Bởi

Đấy là một thế hệ người. Mà nhiều khi chỉ còn dăm bảy người. Lúc đầu, đông đúc, rôm rả lắm, nhưng mà cái gì cũng thế thôi, ngày càng thưa thớt dần, quạnh quẽ dần…

Ông Vũ Đình Liên dừng lại, không nhìn vào tôi, ông nhìn đi đâu, xa chừng, hun hút:

– Tôi nói quạnh quẽ lắm, nghe mà thương, anh ạ. Anh có thấy thương không, một lớp người họ từng ngồi vào cái chỗ anh và tôi đương ngồi, nói cái chuyện anh và tôi đương nói, chuyện năm, chuyện tháng, chuyện thời gian… Đang nói vui vẻ thế thì tự nhiên hết năm, hết tháng, và họ cũng hết nốt… Cho nên, bức xúc thì mình đã có sẵn, bây giờ chỉ lựa chỗ để đưa họ vào, vào thật êm mà không bật ra:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Đừng để câu thơ trống, gánh một gánh chữ mà không làm được việc gì. Anh thấy tôi viết như chơi ấy. Thế là đã có một ông đồ rồi đấy nhé. Bốn câu, câu nào cũng có nhiệm vụ văn học của nó. Khác thể anh kéo ra một tấm màn sân khấu, tấm màn màu hoa đào hực hỡ, rồi cho ông đồ lọt thỏm vào giữa. Mỗi năm nghĩa là năm nào cũng thế. Hoa ấy, cứ đến tiết thì lại trồi. Người ấy, cứ đến tiết thì lại nở. Cho nên mới nói Lại thấy ông đồ già. Cứ Khoắng chữ lên là gặp. Ông đồ đang làm gì? Ông ta không làm gì ra trò. Ấy là tôi nói đã vào cái thời tàn. Ông cụ cứ loay hoay bày đặt. Ông bò ra, giữa cái nhí nhố của cuộc sống này mà bày mực tàu giấy đỏ. Phố thì đông, ông thì quạnh. Bày ra, là bày cái ở trong lòng ra giữa thanh thiên bạch nhật. Như vậy thì ông phải trân trọng lắm, và cái chỗ ông ngồi bên mái phố là một chỗ thiêng:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Đấy là vào thời hạnh phúc nhất của ông. Bao nhiêu người là đông người lắm. Tấm tắc ngợi khen, không phải chỉ ngợi khen suông mà lời khen đọng lại trên khoé miệng, thầm thì, nắc nỏm. Đây là khổ thơ cao trào. Nó bắn lên như pháo hoa rồi tàn lụi dần. Phượng múa rồng bay là vẽ vời ra lắm thứ ngoạn mục rồi trở về với hư vô:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Nhưng mỗi năm mỗi… Cứ hiu hắt dần đi. Cây thì rụng lá, hoa thì rụng cuống. Thời gian làm một cuộc hành trình đi về phía vô tận. Ông đồ, hững hờ mà cuống quít ném vào giữa đời một câu hỏi, cũng chẳng là hỏi ai. Người thuê viết nay đâu? Hỏi thời gian? Hỏi không gian? Không, không hỏi ai cả. Hỏi chính lòng mình, tức là hỏi cái quy luật khắc nghiệt và buồn thảm. Trước câu hỏi ấy, giấy đỏ buồn không thắm, đỏ mà lại không thắm thì đỏ cái nỗi gì? Và mực mài ra là để viết, chứ sao lại để đọng? Đọng không ngoài nghiên mà trong nghiên, vì thế cái nghiên cũng phải sầu!

Đến đây, cái thời tàn nó rõ mồn một:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Ông đồ, thì cứ vẫn ông đồ, chứ chả lẽ ông gì? Đâu thì lại ngồi đấy thôi. Dưới tấm màn mưa bụi, nghĩa là tấm màn đan bằng những hạt mưa nhỏ tí xíu như là hạt bụi, bụi thời gian, ném vào ông đồ từng đợt sóng lãng quên, ông bị va đập và níu kéo, bào mòn. Thôi rồi, không còn thể thống gì nữa cái ông đồ, ông vẫn ngồi đấy, tưởng là định vị, nhưng hình tượng hăm hở ấy cứ mờ nhoè, ngút ngấm… cho đến một lúc tả ra như lá, như bụi mưa… Ngoài trời mưa bụi bay… Anh có thấy ra cái điều này không? Bụi mưa, mưa bụi, nó thoảng thớt là thế, mà khắc nghiệt là thế. Nó ưu ái bám lấy con người ta, nhào nắn, rút tỉa, nó cũng gạt gẫm và phỉnh phờ kia đấy, cho đến một ngày, nó nâng bổng người ta lên, ném vào nơi ký ức xoá mờ…

Năm nayđào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Những người muôn năm cũ, là những người không thể nào cũ hơn được. Những con người ấy bây giờ đang ở đâu? Phàm ở đời, cái mới không ngừng nảy sinh, trong lúc cái cũ không ngừng tàn tạ. Như thế nó mới là cuộc sống con người.

Bài thơ nó còn là cái chỗ này: Làm một nơi cư ngụ mong manh cho hồi ức con người về một thế hệ đã tàn phai, và đấy phải chăng là sứ mệnh của văn học?

Đông Trình – Báo Thừa Thiên Huế, xuân 2000

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Cảm nghĩ về hành động của các nhân vật trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Được phát hành

,

Bởi

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, thái độ của chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng có cả một quá trình diễn biến. Khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo, vừa mới kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào. Trước thái độ hống hách của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu, chị Dậu hết sức nhún nhường. Chị lễ phép run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất…”. Nhưng chị Dậu càng van xin tha thiết, tên cai lệ càng sừng sộ, sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại, điệu ra đình. Khi thấy người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu hốt hoảng chạy đến đỡ lấy tay hắn và một lần nữa, khẩn thiết xin tha: “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh lại được một lúc, ông tha cho!”. Cai lệ tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy vào trói anh Dậu. Hành động tàn bạo của tên cai lệ đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu. Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Rồi bằng sức mạnh của lòng căm thù, chị đã lần lượt quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Như vậy là, trước hành động tàn bạo của tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu đã từ thái độ van xin ôn hoà đến chỗ quyết liệt, vùng lên quật ngã bọn tay sai hung ác.

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác. Để bảo vệ tính mệnh cho chồng, chị không thể không vùng dậy chông lại hành động tàn bạo của bọn tay sai. Sức mạnh bất ngờ kì lạ của chị Dậu chính là sức mạnh của lòng căm thù bọn tay sai bất nhân, tàn ác.

Đoạn văn trích cho ta thấy người nông dân lao động vốn hiền lành, nhẫn nhục, nhưng khi bị dồn đến cùng đường, họ cũng biết vùng lên chống cự lại một cách dũng cảm. Hành động đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu thể hiện sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường, bất khuất của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam. Hành động của chị Dậu cũng phản ánh qui luật “tức nước vỡ bờ”, “con gian xéo mãi cũng quằn, “có áp bức, có đấu tranh”.

Trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng đã thành công trong việc khắc hoạ bộ mặt tàn ác, đểu cáng, không chút tính người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Với những “roi song, tay thước và dây thừng”, tên cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà chị Dậu. Tên cai lệ ra oai, hách dịch ngay từ những giây phút đầu tiên. Gõ đầu roi xuống đất, hắn lên giọng quát anh Dậu phải mau mau nộp thuế. Trước lời van xin nhũn nhặn của chị Dậu, hắn “trợn ngược hai mắt”, lớn tiếng quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đó à! Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”. Không một chút mủi lòng trước cảnh anh Dậu đang đau ốm, bỏ ngoài tai lời van xin tha thiết của chị Dậu, tên cai lệ doạ dỡ nhà, quát tên người nhà lí trưởng, rồi trói cổ anh Dậu lại, điệu ra đình. Khi tên người nhà lí trưởng còn đang “lóng ngóng ngơ ngác” thì tên cai lệ đùng đùng “giật phắt lấy cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Chị Dậu vẫn nhẫn nhục van xin. Nhưng không một chút tình người, tên cai lệ đã đấm vào ngực, tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy tới anh Dậu, không kể gì tới mạng sống của anh. Hành động của tên cai lệ thật đểu cáng, bất nhân, không còn chút tình người.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, bất nhân không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phảng. Rồi hắn “sấn cổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu”. Hành động tàn ác của cả tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chông trả để bảo vệ mạng sông cho anh Dậu.

Tiếp tục đọc

Văn mẫu 8

Cảm nhận của em về đoạn trích “Hai cây phong”

Được phát hành

,

Bởi

Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan – một nước Cộng hoà ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.

Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tầm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là hoạ sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đầy không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.

Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần “chúng tôi” (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.

Như vậy, cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đậm nhạt, cao thấp, xa gần, khác nhau. Đó là tâm tình của người hoạ sĩ tài hoa trước phong cảnh đầy cảm xúc dâng trào.

Nhưng ở một góc độ cảm nhận, tác giả (nhân vật trữ tình) đã kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm tạo nên sức hút kì lạ. Bởi vì người kể đã khơi dậy hoài niệm của tuổi thơ.

Đó là vào năm học cuối cùng, bọn trẻ đã reo hò, huýt còi ầm ĩ rồi công kênh nhau bám vào các mắt mấu của hai cây phong mà leo lên. Quên làm sao được “lũ nhóc đi chân đất” ấy “làm chấn động cả vương quốc loài chim” ở trên “những cành cao ngất”. Ôi, ở đây, “bọn nhóc” còn vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật một cách vừa trịnh trọng, vừa yêu thương.

Chúng giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa biêng biếc của thảo nguyên. Chúng “nép mình ngồi trên các cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng lá cây đáp lại lời gió…”. Hai cây phong đã làm cho tuổi thơ rạo rực, bị quyến rũ về vẻ đẹp vừa uy nghi vừa hoang sơ của nó.

Như vậy, đoạn trích Hai cây phong chan chứa một thi vị của quê hương. Nghệ thuật tả và kể của bài văn đã làm cho mạch kể hết sức sinh động.

Đoạn văn thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong là hay nhất, rung động nhất. Đoạn trích chính là một bài ca về tình nghĩa quê hương và về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người”.

Tiếp tục đọc

Xu hướng