Văn mẫu 11
Soạn bài: Viết bài làm văn số 1 – Nghị luận xã hội
Được phát hành
cách đây 5 năm,
Bởi
nguvanGợi ý một số đề bài và Gợi ý làm bài
Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
a. Mở bài
– Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người….. Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.
b. Thân bài
– Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng….
+ Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)
+ Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)
+ Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)
– Trong xã hội nay:
+ Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.
+ Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.
+ Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.
–> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.
– Quy luật: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”
c. Kết bài
– Liên hệ bản thân rút ra bài học:
+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.
+ Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.
+ Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói
Bạn có thể làm theo Mẫu:
4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước, 4000 năm ấy đủ để ghi lại những dấu ấn của những người con của dân tộc- những con người làm nên đất nước – “hiền khí của quốc gia”. Thật vậy, Thân Nhân Trung đã từng viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
b. Thân bài
– Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung:
+ Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.
+ Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.
– Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử:
+ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ… (kèm các sự kiện cụ thể)
+ Ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.
– Nguyên khí thịnh thì nước mạnh hay chính là những con người này chính là nền tảng của đất nước, là con người làm nên lịch sử 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân ta)
– Nguyên khí yếu: thời kì suy vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch mà lâm vào cảnh nước mất nhà tan,…
c. Kết bài
– Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:
+ Thời nào thì “Hiền tài” cũng “là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy, phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.
+ Ở những cấp nhỏ hơn: cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài thì có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Nhà nước ta hiện nay cũng coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.
Đề 3: Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
– Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
– Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất,… góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
– Phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
–> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú”. Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– “Học đi đôi với hành” là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết “học đi đôi với hành” đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Bạn có thể thích
Văn mẫu 11
Bình giảng bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” – Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh
Được phát hành
cách đây 5 năm,
19 Tháng hai, 2020Bởi
nguvanNguyễn Công Trứ viết khá nhiều bài ca trù (trên sáu mươi bài). Trước và sau ông trong văn học Việt Nam, cũng có một số người viết, nhưng ca trù của Nguyễn Công Trứ ở vào hàng xuất sắc. “Nếu như ngâm khúc thể hiện một con người cô đơn đau xót đi tìm những giá trị của mình đã bị mất mát thì thể thơ hát nói, một thể thông dụng trong ca trù lại thể hiện một con người tài tứ thoát vòng cương toả, thoát sáo, thoát tục luỵ, danh lợi, nắm lấy phút vui hiện tại.
Không chỉ viết ca trù, đương thời nhà thơ Nguyễn Công Trứ còn tham gia sinh hoạt loại hình nghệ thuật này Giá trị của Bài ca ngất ngưởng là ở chỗ, đây là bài thơ duy nhất Nguyễn Công Trứ trực tiếp thể hiện thái độ phong cách sống của mình. Sự thể hiện đó chỉ có thế có được trên cơ sở một sự tự ý thức sâu sắc về những giá trị của bản thân, về chốn quan trường và rộng hơn là cả xã hội thời bấy giờ. Điều này, trong văn học trung đại Việt Nam, khá hiếm hoi, nhất là với những nhà thơ tham gia vào chốn quan trường. Nói rộng hơn, những kiểu tự ý thức như Nguyễn Công Trứ báo hiệu cho sự đòi hỏi bức thiết về sự xuất hiện và khẳng định cái tôi trong văn học cũng như ngoài đời. Hơn nữa, bài thơ được Nguyễn Công Trứ viết khi đã cáo quan về nghỉ và bước vào tuổi bảy mươi. Do đó, nó là sự tổng kết, tự đánh giá một cách nghiêm túc, sâu sắc của một người từng trải, chứ không phải nhất thời, bồng bột khi ở tuổi thanh xuân.
Bài thơ có tên: Bài ca ngất ngưởng. Điểm đáng chú ý là từ ngất ngưởng, chứ không phải là “bài ca” (cùng thời với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng viết nhiều bài ca: Sa hành đoản ca – Bài ca ngắn đi trên cát, Đằng tiên ca – Bài ca cái roi song…). Từ “ngất ngưởng” vốn diễn tả trạng thái không vững, ở chỗ cheo leo, dễ đổ, dễ rơi. Đấy là lớp nghĩa thông thường, càng không phải ở trong trường hợp của Nguyễn Công Trứ. Đáng chú ý hơn, trong bài thơ, tác giả sử dụng tất cả năm lần (kể cả tiêu đề). Hai lần đầu trong bài, từ ngất ngưởng xuất hiện ở cuối một khổ thơ, có tác dụng nhấn mạnh.
Lần thứ nhất, kể từ khi ông Hi Văn đỗ Thủ khoa, rồi làm quan Tham tán và tới chức vụ rất cao (Tổng đốc), ông đã ngất ngưởng. Rồi khi bình Tây, lúc về Phủ doãn Thừa Thiên và tới ngày đô môn giải tổ, ông đều ngất ngưởng. Khi thực sự cáo quan, sống cuộc sống bình thường, ông càng ngất ngưởng. So ra, trong triều, chẳng có ai ngất ngưởng như ông. Như vậy, ngất ngưởng là một thái độ, một phong cách sống của Nguyền Công Trứ. Nó vượt lên muôn vạn người thường, nó cũng không Phật, không tiên, không vướng tục. Nó là một cá nhân – cá thể, là bản ngã của chính nhà thơ.
Có thể nói, bộ phận thơ ngôn chí trong di sản thơ Nguyễn Công Trứ là những bài thơ có giá trị nghệ thuật cao, mà trong đó bài thơ Bải ca ngất ngưởng có một vị trí quan trọng. Bài thơ mang dáng vẻ một lời tuyên ngôn nhưng thực sự chính là bản tổng kết cả cuộc đời mình cua Nguyễn Công Trứ.
Thật đặc biệt, cả cuộc đời làm quan, nhìn lại, ông chỉ tự định giá bằng bốn từ: ngất ngưởng.
Trước hết, đó là ngất ngưởng khi “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”, có nghĩa là sự ngất ngưởng khi Nguyễn Công Trứ đã bước vào hoạn lộ, ông đang “đắc chí”. Làm nên sự ngất ngưởng lúc này là tài và chí. Cũng như tất cả những nhà nho dấn thân hành đạo, Nguyễn Công Trứ lập chí ở việc “kinh bang tế thế” (trị nước giúp đời). Đó là sự nghiệp, đương nhiên có công ắt có danh. Nguyễn Công Trứ đã coi điều đó – công danh – là lẽ sống: “Không công danh thà nát với cỏ cây”; đã làm trai đứng trong trời đất “phải có danh gì với núi sông”. Với một quan niệm “chí làm trai” như thế, Nguyễn Công Trứ đã “vơ” tất cả mọi việc trong thiên hạ vào phận sự của mình: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Cũng không mấy nhà nho hào phóng tự tin đến thế trong việc tự nhận trách nhiệm với đời. Và quả thật trong 28 năm, từ khi thi đỗ đến khi nghỉ quan, Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ tài thao lược của mình. Ông đã liệt kê hàng loạt sự việc lớn:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông…
Lúc bình Tây, cờ Đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Tất cả, Nguyễn Công Trứ đã thực hiện một cách “ngang ngửa với đời” (nói như ngôn từ đang được lưu hành trong dân gian gần đây):
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra tự bằng lòng về mình! Ngất ngưởng là một từ tự khen, thể hiện sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và cả phong cách cá nhân mình trong thời gian ở cương vị mà những con người thiếu bản lĩnh rất dễ bị tha hoá: quyền cao chức trọng.
Tuy nhiên đối với Nguyễn Công Trứ, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm. Vì thế ông đã coi đó là sự “dấn thân”, tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc:
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Một nhà nghiên cứu đã bình luận “giọng văn hơi khoa trương và không gây khó chịu là bởi nhà thơ rất có ý thức về tài năng và phẩm hạnh vủa mình”; nhưng có lúc cần nói thêm: chính là nhờ sự giảm đẳng của ngữ khí trào lộng và cụm từ “tay ngất ngưởng”. Nguyễn Công Trứ đã “ngang trời dọc đất” nhưng bằng sự từng trải trong cuộc đời nhiều thăng trầm, nhìn lại ông đã nhận ra tất cả đều không hẳn là quan trọng, vững bền và dường như còn không hoàn toàn nghiêm chỉnh, cũng gần như một thứ trò đùa. Không hẳn là Nguyền Công Trứ phủ định công tích của mình nhưng ông đã nhìn nó với một cái nhìn có phần khinh bạc.
Thứ hai là trạng thái ngất ngưởng trên lưng bò vàng đeo đạc ngựa khi nghỉ quan.
Thông thường, sự kiện cởi mũ áo nghỉ quan là một việc hết sức hệ trọng, một bước ngoặt trong đời đối với một người iàm quan mà lại là quan to như ông. Nhưng với Nguyễn Công Trứ thì chuyện đó cũng chẳng làm ông bận tâm. Ông không lưu luyến gì và rất muốn “phủi sạch tay trước khi ra về” như giáo sư Trương Chinh nhận định. Ngày 3 tháng 8 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) khi xin về hưu, ông đà làm đơn nộp trả lại hết bằng sắc cho triều đình và ngày “đô môn giải tổ” chỉ còn đọng lại duy nhất trong ông một sự kiện ngất ngưởng:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã làm một việc ngược đời, đã bày ra một đối nghịch: kinh thành đầy vồng lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò vàng nghênh ngang đủng đỉnh! Không những thế, con bò của ông cũng biểu hiện một sự trái khoáy: đã là bò, một loài vật thấp kém, lại còn là bò cái, nhưng được trang sức bằng đạc ngựa – đồ trang sức sang trọng của loài gia súc cao quý. Tương truyền Nguyễn Công Trứ còn cho buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: “để che miệng thế gian”! Nguyễn Công Trứ đã trêu ngươi, khinh thị cả thế gian kinh kì. Không những riêng ông mà cả con bò vàng của ông cũng ngất ngưởng.
Thứ ba là ngất ngưởng trong “dạng từ bi” đến nỗi Bụt cũng phải nực cười.
Nguyễn Công Trứ nghi quan, cương vị, chức phận và cuộc sống đã thay đổi, mà thay đổi sâu sắc: một ông tướng quyền sinh quvền sát “tay kiếm cung” đã trở thành một ông già mang dáng từ bi. Nguyễn Công Trứ đã để lại đằng sau cả một thời vùng vẫy ngang dọc, còn phía trước, chờ đón ông, dường như là một sự trống vắng: chỉ có núi Đại Nại quê ông với những tầng mây trắng phau:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
Câu thơ trữ tình, gợi một chút bâng khuâng, thoáng ý vị chua chát. Hình ảnh những làn mây trắng – rất trắng – trên đỉnh núi gợi nhiều liên tưởng. Nó biểu tượng cho những gì rất thanh, rất cao nhưng nhẹ tênh, mong manh và vô định. Tất cả sẽ là hư vô chăng, “bạch vân thương cẩu” (mây trắng biến ra hình chó xanh) chăng?
Tuy nhiên Nguyễn Công Trứ vốn là một tính cách mạnh, sự bâng khuâng triết học đó không dừng lại lâu trong ông. Ông đã nhanh chóng chọn lối sống phá cách đủ để “thích ý”:
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng!
Ở đây cùng vậy, giữa Nguyễn Công Trứ và thế gian lại diễn ra những điều trái ngược: dạng từ bi nhưng lại sống tiên cách. Nguyễn Công Trứ đã không đi tu khổ hạnh, cùng không theo những phương pháp nghiên cứu Thiền học để tìm đến sự giác ngộ mà trái lại ông sống phóng túng, thảnh thơi, vui vẻ. Những cuộc dạo chơi, cả khi lên chùa theo sau ông, cũng có vài bóng “hường hường yến yến”. Tuy nhiên lúc này Nguyễn Công Trứ dường như không còn “hết mình” trong những cuộc hành lạc “Chơi cho thủng trống long bồng”. Trạng từ đủng đỉnh, nhân dạo số từ không xác định một, đôi rất có giá trị gợi tả, giúp cho người đọc hình dung ra một nhóm người thũng thẳng du ngoạn, kể cả lèn chùa, trong đó có sự trang nghiêm của ông già và sự nhùng nhẵng của những cô gái trỏ. Đó quả là một hiện tượng “trái mắt” nhưng nó chỉ đủ để biểu thị sự trêu ngươi, bất cần của tác giả chứ không thể đủ để lên án ông “đắm say tửu sắc”. Chính vì thế Bụt cùng phải bật cười – một nụ cười vừa như khoan dung vừa như chấp nhận.
Cuối cùng kết luận, Nguyễn Công Trứ tự coi sự ngất ngưởng là nét độc đáo, khác đời cứa nhân cách ông.
Ở các đoạn trôn Nguyễn Công Trứ đà định nghĩa con người mình từng giai đoạn: một tay ngất ngưởng ở quan trường, một cách làm ngất ngưởng khi nghỉ quan và một cách sống ngất ngưởng khi đả là một là một hưu quan. Đoạn này, Nguyễn Công Trứ đánh giá con người mình một cách tổng quát, toàn diện. Ông là một người không quan tâm đến chuyện được mất, không bận lòng về sự khen chê, có những khi hành lạc: uống rượu, cô đầu con hát, nhưng rốt cuộc lại ông không phải là người của Phật, của tiên mà vẫn là một con người của cuộc đời, duy có điều: không vướng tục. Người như thế thật là một nhân cách, một bản lình cao, đã “chấp” tất cả, đã không để luỵ và khinh thị tất cả những gì của thói thường. Tuy vậy, cuối cùng Nguyễn Công Trứ vẫn là một nhà nho, mặc dù các bậc “phương diện quốc gia” không ưa ông và ông cũng không ưa được họ, ông vẫn luôn bày ra những sự trái ngược với hộ song trong phấn sâu thẳm của tâm hồn, lí tưởng mà ông theo đuổi suốt đời không thế nào từ bỏ vẫn là lòng trung quân, giúp đời:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi chơ vẹn đạo sơ chung.
Tống kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ tự cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ong đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc, sánh được với những danh tướng thời xưa. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ dám ngông ngạo buông một câu khẳng định chắc nịch đầy vẻ thách thức:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Thơ Nguyên Cồng Trứ phong phú, nhiều vẻ Bài ca ngất ngưởng có một vị trí đặc biệt. Nó vừa là lời tuyên ngôn về quan niệm, phong cách sống, vừa tự khẳng định về nhân cách, sự nghiệp của chính mình. Chính nhờ bài thơ này với những đặc sắc nghệ thuật của nó mà hậu thế định hình một chân dung Nguyễn Công Trứ: con người ngất ngưởng.
Văn mẫu 11
Bình giảng bài thơ “Chiều xuân”
Được phát hành
cách đây 5 năm,
19 Tháng hai, 2020Bởi
nguvanBài thơ với ba khổ thơ như vẽ nên ba bức tranh về chiều xuân yên ả, thanh bình. Những bức tranh nhỏ ghép lại thành một bức hoạ lớn về bức tranh thiên nhiên nơi đồng quê miền Bắc nước ta.
Khổ thơ thứ nhất tương ứng với bức tranh thứ nhất, tả cảnh một chiều mưa bụi với những hình ảnh thân thuộc, “bến sông vắng khách”, “quán tranh” và “chòm xoan đầy hoa tím”:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Nhà thơ đã dùng cả tâm hồn nhạy cảm của mình để cảm nhận cảnh vật, trong một buổi chiều mưa lạnh nên cảnh vật trở nên tiêu điều, vắng vẻ và có phần xơ xác. Bao trùm cả bức tranh là một vẻ tĩnh lặng gần như là hoàn toàn, nhưng vẫn có sự hoạt động của cảnh vật dù chỉ là sự hoạt động rất nhẹ: “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”, các cảnh vật còn lại dường như chỉ lặng im, con đò thì “nằm mặc nước sông trôi”, còn quán tranh thì “đứng im lìm”. Con đò hàng ngày tất bật chở khách thì hôm nay trở nên “biếng lười”, như tỏ vẻ mệt mỏi. Quán tranh trong buổi chiều mưa bụi cũng trở nên vắng lạnh vì thiếu đi sự nhộn nhịp tấp nập tiếng cười, tiếng trò chuyện của khách. Nhưng cơn mưa dù nhỏ, nhẹ nhưng khi kèm theo những cơn gió gió còn vướng hơi lạnh của những ngày cuối mùa đông cũng đủ sức làm cho những chòm hoa xoan tím rụng “tơi bời”. Nhưng có lẽ chính sự tĩnh lặng này đã làm cho bức tranh buổi chiều xuân có chiều sâu của nó, tất cả cảnh vật đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín.
Tiếp đến là khổ thơ thứ hai với bức tranh thứ hai, nếu như ở bức tranh thứ nhất là bức tranh về cảnh vật tĩnh lặng thì ở bức tranh thứ hai dường như đã có sự sống, hoạt động của các loài động vật:
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Con đê ven làng là hình ảnh thân thuộc mà có lẽ ở vùng quê nào cũng có, mùa xuân là mùa của hoa lá, cỏ cây bắt đầu sinh sôi nảy nở, chính vì vậy mà con đường ven đê cỏ non tràn biếc cỏ, câu thơ thể hiện sự tươi mát, xanh non của cảnh vật tràn ngập sức sống của mùa xuân, hai từ cỏ như mở ra trước mắt ta một không gian ngập tràn màu xanh làm tâm hồn ta mênh mang, rộng mở. Trên cái nền xanh tươi ấy là hình ảnh “đàn sáo đen”, là “mấy cánh bướm” và “những trâu bò”, tất cả như một sự điểm xuyết làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động hơn. Trong bức tranh này các hoạt động cũng trở nên rộn ràng, tấp nập hơn chứ không nhỏ, nhẹ như bức tranh thứ nhất nữa, đàn sáo đen sà xuống mặt đất mổ nhưng chỉ là mổ vu vơ, trước cơn gió xuân ta cảm giác như những cánh bướm không bay mà là đang “trôi’ theo làn gió, đặc biệt là hình ảnh trâu bò “cúi ăn mưa”, tại sao không phải là ăn cỏ mà lại là “ăn mưa”. Đây là một hình ảnh thật sự lãng mạn, mưa xuống những ngọn cỏ còn long lanh nước, ta có cảm giác như không phải là trâu bò gặm cỏ dưới làn mưa bụi mà là đang cúi xuống để gặm những hạt mưa. Bức tranh thứ hai là một bức tranh được nhìn bằng sự lãng mạn của nhà thơ, chính vì vậy nó vừa thực vừa ảo, vừa gợi cảm giác tươi mát vừa gợi sự thơ mộng.
Bức tranh thứ ba được thể hiện qua khổ thơ cuối cùng với sự xuất hiện của con người, đây chính là yếu tố quan trọng làm cho từ một bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt của con người:
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Một bức tranh dù đẹp đến đâu nhưng nếu thiếu vắng đi bóng dáng con người thì bức tranh cũng thật đơn điệu và kém phần sinh động. Từ bức tranh thứ nhất đến bức tranh thứ ba đã có sự biến chuyển đi từ tĩnh lặng gần như là tuyệt đối đến đã bắt đầu có sự hoạt động của sự vật và ở bức tranh cuối cùng là hoạt động của con người. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn và hành động của lũ cò con “chốc chốc vụt bay ra” thì đã xuất hiện hình ảnh của con người đó là “một cô nàng yếm thắm”, cả bức tranh là một sự hoà hợp của nhiều sắc màu, lúa xanh, cò trắng, yếm thắm làm cho bức tranh trở nên sinh động và rất tươi tắn.
Ba bức tranh đã khắc hoạ nên những cảnh vật khác nhau với những dáng vẻ khác nhau nhưng đó đều là những hình ảnh rất thân thuộc, gần gũi với làng quê nông thôn, mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bài thơ mang cho ta cảm nhận về bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều xuân êm đẹp, qua đó gợi lên tình yêu quê hương đất nước sâu sắc trong trái tim mỗi con người chúng ta.
Văn mẫu 11
Bình giảng bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca”
Được phát hành
cách đây 5 năm,
19 Tháng hai, 2020Bởi
nguvanHương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, một vùng sơn thuỷ hữu tình có động Hương Tích với nhiều chùa chiền tuyệt đẹp, được coi là “Nam thiên đệ nhất động”. Hội chùa Hương là một lề hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, kéo dài từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm, có ngày đông tới hàng vạn người. Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã từng viết:
Người tai mắt kẻ nhân gian,
Ai chẳng đến Hương Sơn thì cùng tục.
(Hương Sơn phong cảnh)
Thơ viết về Hương Sơn khá nhiều. Trong hàng trăm bài thơ của các thi sĩ thời cận đại và hiện đại, bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh được xem là áng thơ kiệt tác. Bài thơ được viết theo thể hát nói (đôi hai khổ giữa) gồm 19 câu thơ. Tính nhạc du dương, cảnh đẹp thiên nhiên đượm mùi Thiền, được miêu tả và cảm nhận qua tâm hồn nghệ sĩ tài hoa là nét đặc sác của bài thơ này.
Khổ thơ đầu giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách. Giọng thơ trang trọng, từ điệu khoan thai thể hiện du khách vừa đi vừa đứng lại ngắm cảnh và suy ngẫm:
Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bây lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi đây có phải?
Một thiên nhiên mênh mông chan hoà với màu sắc Phật giáo. Hương Sơn là thiên tạo nhưng cũng là cảnh Bụt đã và đang vẫy gọi người đời. Đi lễ hội chùa Hương là thú vui, là niềm ước ao bấy lâu nay của nhiều người.
Vốn từ xưa, trong dân gian lưu truyền câu: “Dục đáo Hương Sơn bất khả ước”, nghĩa là muốn đến Hương Sơn không thể nói trước. Người đời tin rằng nếu nói trước sẽ gặp điều trở ngại không đi được. Câu thơ thứ hai của Chu Mạnh Trinh mang một ý mới mẻ: cảnh đẹp Hương Sơn và lễ hội chùa Hương là thú vui mà nhiều người từng ao ước bấy lâu nay. Kìa là đại từ để trỏ một vật từ xa; ở trong văn cảnh biểu lộ sự ngạc nhiên trước cảnh tri thiên nhiên hùng vĩ. Ba chữ non non, nước nước, mây mây được điệp lại hai lần chỉ số nhiều, gợi tả cảnh núi non, sông nước, mây trời tầng tầng lớp lớp, nhấp nhô trùng điệp như mở ra và dẫn dụ khách vào một thế giới thiên nhiên kì vĩ hấp dẫn. Khách trầm trồ, tự hỏi để rồi khẳng định: Hương Sơn là Nam thiên đệ nhất động. Cảm xúc mà vần thơ tạo nên vừa hư vừa thực, lâng lâng mộng ảo. Du khách như mở rộng tâm hồn chiếm lĩnh bầu trời cảnh Bụt kì quan tạo hoá xây đắp đã bao đời nay, đã tô điểm giang sơn gấm vóc.
Khổ thơ tiếp theo trong bài hát nói gọi là khổ giữa, nhà thơ nói về suối, rừng và tiếng chuông chùa. Ba chi tiết nghệ thuật này đều tô đậm nét đặc trưng của Hương Sơn. Rừng là rừng Mai với trái mơ đặc sản của chùa Hương. Tiếng chim hót thỏ thẻ – chậm rãi, nỉ non – gọi bầy tìm bạn, kết đôi. Bầy chim trời vừa hót vừa mổ trái mơ. Hình ảnh chim cúng trái là nét vẽ độc đáo, tài hoa. Bầy chim mổ trái mơ như khách hàng hương đứng dưới mái chùa cổ trong hang động đang khom lưng khấn vái trước mâm ngũ quả dâng trên bàn thờ Phật. Suối ở đây là suối Yến. Chơi chùa Hương ai cũng phải đi đò dọc bến Đục suối Yến? Đàn cá nơi suối Yến lững lờ bơi từ từ thong thả – như đang cùng du khách thưởng ngoạn cảnh trí. Cá nghe kinh cũng là một hình ảnh sáng tạo, đầy chất thơ. Đây là hai câu thơ hay nhất trong bài hát nói:
Thỏ thẻ rừng Mai, chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến, cá nghe kinh.
Cảnh lâm tuyền hữu tình đăng đối hài hoà, có chim có cá, có khe Yến rừng Mai, tạo vật được nhân hoà đượm mùi Thiền; Chim cúng trái, cá nghe kinh. Có âm thanh thỏ thẻ, có đường nét lửng lơ. Nét vẽ vừa thanh vừa nhẹ thể hiện bút pháp điêu luyện của nghệ sĩ tài ba. Cũng tả cảnh rừng mơ Hưomg Tích, một thi sĩ khác cảm nhận:
Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ
Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ
Lá vàng man mác ngẩn ngơ…
(Hương Sơn phong cảnh — Vũ Phạm Hàm)
Lội suôi trèo non… thăm thú chùa xưa, hang động nơi cảnh Bụt, bỗng một tiếng chuông chùa xa đưa tới thoảng bên tai êm ái mơ hồ. Khách hành hương như trút đi bao nỗi ưu phiền trong cuộc đời tang hải – bể dâu – đầy biến động, nhọc nhằn. Tiếng chuông như ru hồn khách tang hải, giật mình trong khoảnh khắc chìm sâu hơn vào giấc mộng diệu huyền:
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Câu thơ cho ta nhiều thú vị về nhạc diệu du dương. Hai thanh bằng có K âm vang ngân nga, ngọt ngào vần với nhau: kình – mình tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trầm bổng của vần thơ. Chỉ một tiếng chày kình êm ái trầm bổng nơi chùa Hương cũng đủ rửa sạch bụi trần làm thanh thản, thảnh thơi tâm hồn khách tang hải. Chu Mạnh Trinh không chỉ tạo nên những vần thơ có nhạc có hoạ khi tả chim, tả cá, tả tiếng chuông chùa mà còn thế hiện sự kì diệu của hồn cảnh vật Hương Sơn Nam thiên đệ nhất động.
Hai khổ thơ 3 và 4 tiếp theo là hai khổ dôi của bài hát nói. Hương Sơn có biết bao cảnh đẹp nên thi sĩ phải sử dụng khổ dôi để diễn tả cảm xúc và miêu tả cảnh vật. Du khách như đi dần vào thế giới Hương Sơn, nơi bầu trời cảnh Bụt. Chu Mạnh Trinh dùng biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ để tả, để vẽ, để tạo nên nhạc điệu trầm bổng của vần thơ. Hai cập song hành với bức tranh tứ bình nối tiếp hiện ra. Bốn chữ này vang lên như bốn nốt nhấn của khúc ca:
Này suôi Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Sự phối thanh bằng, trắc ở hai tiếng chẵn (2, 4, 6, 8) trong hai câu thơ này cũng cho thấy bút pháp già dặn, tài hoa của tác giả đế làm nối bật tính nhạc của bài hát nói. Hương Sơn có rất nhiều di tích thắng cảnh nhung Chu Mạnh Trinh chỉ giới thiệu bốn cảnh điển hình, chỉ gợi ra mà không tả. Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh mỗi đi tích mỗi thắng cảnh đều đem đến cho ta nhiều liên tưởng và hướng thiện lòng người hành hương. Ai cũng cảm thấy mình đang cùng nhà thơ chan hoà vào cảnh Bụt, được sống lại giây phút mà chỉ có bầu trời, cảnh Bụt nơi Hương Sơn mới ban phát cho mình. Cảm hứng tín ngưỡng về đạo Phật được thể hiện qua những vần thơ nói về suối, chùa, am, động như mời gọi du khách, lắng nghe tiếng chuông chùa xa đưa lại mà ngạc nhiên, mà ngỡ ngàng…
Chu Mạnh Trinh có những vần thơ đầy màu sắc tả hang động. Cảnh sắc ấy được tạo dựng nên bởi hoá công và tài trí của con người:
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.
Hương Sơn có đường lên trời có hang xuống âm ti địa ngục dẫn khách hành hương du nhập vào thế giới siêu thoát. Cảnh được tả từ xa tới gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, huyền ảo. Các từ láy: thăm thẳm, gập ghềnh gợi tả độ sâu, nét lượn cheo leo, khúc khuỷu của sườn non, hang động mà du khách lần bước vượt qua để hoà nhập với thiên nhiên, để chiếm lĩnh cái hồn của cảnh bụt. Phép đảo ngữ đã làm nổi bật cái độ sâu thăm thẳm của hang động, cái nét gập ghềnh của những sườn non, những thang mây cao vút:
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
Có hang sâu thăm thẳm, lại có lối uốn gập ghềnh, có bóng nguyệt lồng hang, lại có thang mây uốn lối… Câu thơ mềm mại uyển chuyển, mỗi một chi tiết nghệ thuật là một nét vẽ, nét khắc tài hoa. Cảnh đẹp mang tình người và hồn người, đáng yêu và đáng nhớ. Hương Sơn là mảnh hồn thiêng liêng sông núi, là gấm hoa giang sơn. Mọi di tích cảnh đẹp chùa chiền hang động, suối Yến, rừng Mai, am Phật Tích… tuy hùng vĩ, đượm mùi Thiền nhưng không xa lạ cõi trần. Khách hành hương không hề cảm thấy rợn ngợp nhỏ bé, trái lại luôn luôn tìm thấy niềm vui hoà nhập chiêm ngưỡng. Con người đã tìm thấy niềm vui trong thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên cũng là tình yêu quê hương đất nước:
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo vật khéo ra tay xếp đặt.
Ở trên tác giả đã viết: ai khéo vẽ hình, ở dưới lại nói: hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt. Có biết Chu Mạnh Trinh là người từng đem tiền của, công sức, tài năng ra trùng tu chùa Thiên Trù, tạc tượng đúc chuông… mới cảm nhận được một chữ ai đáng tự hào kín đáo đã hai lần xuất hiện trong bài thơ này.
Ba câu cuối gọi là khổ xếp của bài hát nói. Câu cuối chỉ có sáu từ gọi là câu keo. Luật thơ đã qui định chặt chẽ như vậy. Không gian nghệ thuật được miêu tả theo bước chân xa dần của đoàn người hành hương. Họ vừa đi vừa ngắm cảnh, miệng tụng kinh, tay lần tràng hạt. Không khí thành kính trang nghiêm. Lòng hướng thiện của du khách đều hướng về cửa từ bi của đạo Phật, ai cũng cảm thấy tự hào đối với giang sơn đất nước:
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
Câu keo láy lại hai lần chữ càng – càng trông… càng yêu – nói lên thật hay cái thú vị đi hội chùa Hương của nhân dân ta. Chẳng có cách nào nói hay hơn, hồn nhiên hơn và đậm đà hơn cách nói của Chu Mạnh Trinh vậy.
Lễ hội nói chung, hội chùa Hương nói riêng thể hiện bản sắc vãn hoá dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Cảnh Hương Sơn vốn đã được chúa Trịnh Sâm ngợi ca là Nam thiên đệ nhất động. Đó là một niềm thiên nhiên kì thú hữu tình. Bài thơ của Chu Mạnh Trinh giúp chúng ta chiếm linh vẻ đẹp hồn thiêng núi sông. Thơ nên hoạ nên nhạc cho thấy chất tài hoa nghệ sĩ của Chu Mạnh Trinh. Bài thơ dã làm đẹp làm phong phú thể ca trù – hát nói của dân tộc. Có đi lễ hội chùa Hương mới thấy hết cái hay của bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca. Có được nếm vị chua giòn mơ Hương Tích, có được ăn rau sắng chùa Hương ta mới yêu hơn nhiều lần Hương Sơn, mới thêm tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Tổ quốc ta không chi có Hương Sơn mà còn có trăm sông nghìn núi tráng lệ, bao thắng cảnh kì quan. Hãy làm cho đất nước mãi mãi thanh bình, nhân dân được sống yên vui trong những mùa xuân tung bừng lễ hội…
Tại sao cần điện hạt nhân?
Cuộc đời soi tỏ
Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm
Bảo vệ bản thân khỏi các mối quan hệ độc hại
Cách những công ty lớn nhất thế giới sinh tồn
Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”
Cảm nhận về 13 câu đầu bài thơ “Vội vàng”
Cảm nhận về bài ca dao “Khăn thương nhớ ai,…”
Phân tích 2 khổ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
Làm rõ nhận định: Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc, qua các tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (Nam Cao)
Xu hướng
-
Văn mẫu 10cách đây 5 năm
Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”
-
Văn mẫu 11cách đây 5 năm
Cảm nhận về 13 câu đầu bài thơ “Vội vàng”
-
Văn mẫu 10cách đây 5 năm
Cảm nhận về bài ca dao “Khăn thương nhớ ai,…”
-
Văn mẫu 11cách đây 5 năm
Phân tích 2 khổ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
-
Văn mẫu 8cách đây 5 năm
Làm rõ nhận định: Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của các nhà văn đầy tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc, qua các tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam), “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (Nam Cao)
-
Văn mẫu 11cách đây 5 năm
Làm rõ ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ “Mộ” (Chiều tối)
-
Văn mẫu 11cách đây 5 năm
Bình luận bài thơ “Vội vàng” – Nhà phê bình Chu Văn Sơn
-
Văn mẫu 10cách đây 4 năm
Phân tích 18 câu thơ đầu bài Trao duyên hay nhất