1. Khoa học máy tính và hệ thống thông tin: Năm 2021, ngành Khoa học máy tính và hệ thống thông tin của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội đều lọt top với thứ hạng lần lượt là 601-650 và 551-600. Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, mỗi năm trường lấy khoảng 120 chỉ tiêu cho nhóm ngành này. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng trong khoa học máy tính và hệ thống thông tin. Ngoài ra, nhà trường tập trung đào tạo chuyên sâu theo các định hướng về phát triển hệ thống, thương mại điện tử, mạng máy tính, tương tác người máy… Ảnh: VNU. |
2. Kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo: Lĩnh vực hàng không đóng vai trò quan trọng trong vận tải hành khách, hàng hóa, an ninh quốc phòng. Vì thế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội chú trọng đầu tư nhóm ngành này. Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội được trang bị các kiến thức liên quan, trong đó có kiến thức vận hành, bảo dưỡng, thiết kế và triển khai các hệ thống, thiết bị của cơ khí hàng không. Riêng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được đào tạo các kiến thức nền về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin trước khi học các kiến thức chuyên ngành chính. Ảnh: Viện Cơ khí động lực – HUST. |
3. Toán học: Thứ hạng ngành Toán học của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội trên bảng xếp hạng QS lần lượt là 401-450 và 451-500. Chương trình đào tạo ngành Toán học của Đại học Bách khoa Hà Nội hướng đến việc rèn luyện cho sinh viên tư duy chính xác của toán học, tư duy thuật toán, phương pháp tiếp cận khoa học với các vấn đề nảy sinh từ thực tế, khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Qua đó, sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về toán học, toán học ứng dụng, thống kê ứng dụng, quản trị dữ liệu lớn, bảo mật và an toàn hệ thống. Ảnh: SamiHust. |
4. Vật lý và thiên văn học: Trong xếp hạng QS năm nay, ngành Vật lý và thiên văn học của Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 501-550. Sinh viên trường có cơ hội tiếp cận với những lĩnh vực mới mẻ như khoa học vật liệu điện tử, bán dẫn, công nghệ nano, công nghệ hạt nhân, quang học lượng tử, vô tuyến và điện tử, vật lý ứng dụng, vật lý địa cầu, vật lý nhiệt độ thấp, tin học vật lý. Mỗi năm, trường lấy khoảng 180 chỉ tiêu cho nhóm ngành này. Ảnh: VNU. |
5. Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý: Sinh viên ngành Kinh doanh và Nghiên cứu quản lý tại Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ được học cách vận dụng kiến thức trong thống kê, xử lý số liệu, phân tích các bài toán kinh tế, các hiện tượng kinh tế xã hội. Ngoài ra, sinh viên có thể ứng dụng các phương pháp kinh tế để giải quyết các tình huống thực tế liên quan. Ảnh: HSB. |
6. Kỹ thuật điện và điện tử: Năm nay, ngành Kỹ thuật điện và điện tử của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng 401-450 trong danh sách do QS bình chọn. Đây là ngành học tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về lý thuyết mạch điện – điện tử, thiết kế máy điện và khí cụ điện hiện đại, quy hoạch và thiết kế hệ thống điện, phân tích và điều khiển hệ thống điện… Ảnh: Viện Điện – Đại học Bách Khoa Hà Nội. |
7. Nông – Lâm nghiệp: Đại học Cần Thơ là đại diện duy nhất có ngành Nông – Lâm nghiệp lọt top trong xếp hạng năm nay. Ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chung của quá trình sản xuất và chọn giống cây trồng, các nguyên lý về kỹ thuật chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản, biện pháp quản lý dịch hại cây trồng, bệnh trên vật nuôi và thủy sản, các kiến thức về hệ thống sản xuất và phát triển nông thôn, quản lý nông trại tổng hợp, các kỹ năng áp dụng công nghệ mới trong canh tác cây trồng, sản xuất vật nuôi và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Can Tho University. |
8. Kỹ thuật – Dầu khí: Ngành Kỹ thuật – Dầu khí của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có thứ bậc cao nhất trong 8 ngành được vinh danh. Sinh viên ngành sẽ được trau dồi năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan, khai thác và công nghệ dầu khí. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc ở các viện nghiên cứu hoặc tại các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa hiện đại. Ảnh: Tấn Thạnh. |