Trong số này, 3 em có tổng điểm thực trên 28 điểm. Ngoài ra, 51 trong số 165 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự. 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội.
Số này bao gồm cả 61 em có điểm xét tuyển đã cộng điểm ưu tiên, điểm học bạ đạt từ 29,5 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào.
Năm nay, nhiều thí sinh sốc khi điểm xét tuyển cao vẫn trượt đại học. Ảnh minh họa: Hoàng Giám. |
Trong số 114 người đăng ký xét tuyển vào các trường công an, quân đội, 97 em chỉ đăng ký một nguyện vọng. Trong số 51 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 10 em chỉ đăng ký một nguyện vọng duy nhất.
Để xem xét quyền lợi cho các em, Bộ GD&ĐT đã trao đổi với một số trường đại học lớn. Các trường cho biết sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT cao và thuộc đối tượng như trên, căn cứ nguyện vọng và điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.
Năm nay, sau khi các trường công bố điểm chuẩn, nhiều thí sinh sốc khi trượt tất cả nguyện vọng dù điểm xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên) đạt 26-27 điểm.
Việc một số ngành lấy điểm trúng tuyển từ 30 trở lên hay tăng vọt 9-11 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái được đánh giá là nằm ngoài tầm dự đoán của thí sinh.
Lý giải việc điểm chuẩn một số ngành tăng cao, Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đưa ra 3 nguyên nhân. Trong đó, lý do quan trọng nhất là số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển tăng trong khi số chỉ tiêu thay đổi không đáng kể, thí sinh không trúng tuyển trường tốp trên dồn xuống tốp giữa khiến điểm chuẩn của các trường này tăng vọt.
Nguyên nhân thứ hai nằm ở xu hướng chọn ngành của thí sinh. Nhiều em chọn vào nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ, sư phạm, kinh tế, kinh doanh, xã hội, nhân văn khiến điểm trúng tuyển vào những nhóm này tăng cao.
Lý do thứ ba là điểm chuẩn Tiếng Anh tăng cao so với năm ngoái, kéo theo điểm chuẩn tăng.
Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong xét tuyển đợt 1, cả nước có 265 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái từ 5 điểm trở lên, chiếm 8% trong tổng mã ngành xét tuyển. Số mã ngành có điểm chuẩn tăng 9-11 điểm là 30.
Năm 2021, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT là 1.020.000 em, tăng hơn 11% so với năm 2020).
Số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 795.000 em, tăng 24% (tương đương 153.000 thí sinh) so với năm ngoái trong khi số nguyện vọng chỉ tăng 10.000 và chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT giữ ổn định (lúc đầu giảm, nhưng sau được điều chỉnh tăng lên).
Số thí sinh đã xác nhận nhập học theo phương thức xét tuyển khác chỉ tăng 17.000 so với năm ngoái.
Năm nay, điểm chuẩn nhiều trường tăng mạnh. Trong đó, 265 mã ngành tăng từ 5 điểm trở lên, chiếm 8% tổng số mã ngành, và 30 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái 9-11 điểm.