Connect with us

Sách hay

Tại sao các nhà tài phiệt từng ghét vàng?

Được phát hành

,

Trong thực tiễn xã hội kéo dài hàng nghìn năm, bất kể thời đại, chủng tộc, tôn giáo nào, vàng đều được công nhận là tài sản giá trị. Nhưng những năm 90 của thế kỷ XX, một số nhà tài phiệt châu Âu liên kết muốn đánh tụt giá vàng. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Trong thực tiễn xã hội kéo dài hàng nghìn năm, bất kể thời đại, chủng tộc, tôn giáo nào, vàng đều được công nhận là tài sản giá trị. Nhưng những năm 90 của thế kỷ XX, một số nhà tài phiệt châu Âu liên kết muốn đánh tụt giá vàng. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

kinh te chinh tri anh 1kinh te chinh tri anh 2

Tại sao các nhà tài phiệt từng ghét vàng?

Trong thực tiễn xã hội kéo dài hàng nghìn năm, bất kể thời đại, chủng tộc, tôn giáo nào, vàng đều được công nhận là tài sản giá trị. Nhưng những năm 90 của thế kỷ XX, một số nhà tài phiệt châu Âu liên kết muốn đánh tụt giá vàng. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Chiến tranh tiền tệ – Sách nói

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-chien-tranh-tien-te-ai-thuc-su-la-nguoi-giau-nhat-the-gioi-post1509759.html

Advertisement
Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Đứa trẻ khỏe mạnh về cảm xúc

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách mang tới cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của việc giáo dục trong quá trình định hình tính cách của con trẻ. Trong hành trình nuôi dưỡng một đứa trẻ việc xây dựng một thế giới tinh thần phong phú, quan trọng không kém gì quá trình phát triển về thể chất.

Dạy con cách cân bằng cảm xúc, kiềm chế cơn nóng giận là điều cha mẹ nên làm. Muốn làm được điều này, phụ huynh cần bình tĩnh và thấu hiểu con cái.

Khoe manh ve cam xuc anh 1

Một số đứa trẻ chọn cách im lặng, không nói chuyện với cha mẹ khi xảy ra mâu thuẫn. Ảnh: M&C.

Đôi khi, cha mẹ bận rộn tới nỗi quên mất việc hiểu trẻ là ai và cần gì ở mỗi thời kỳ, và tại sao việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác có thể có ảnh hưởng rất lớn. Trong khi ở những thời điểm khác, cha mẹ lại nhìn tình huống quá gần, khiến ta khó nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và nhớ ra những gì cần phải làm. Điều này đặc biệt đúng trong những thời khắc nhiều cảm xúc.

Chị Tammy đã kể với tôi về cô con gái Katie của mình: “Con bé luôn ích kỷ và đầy tiêu cực. Hôm nay, khi cháu cảm thấy khó ở, anh trai cháu đã hỏi tôi con bé bị làm sao vậy, thằng bé thật sự là một đứa rất chu đáo. Nhưng ngay khi Katie từ nhà tắm bước ra, con bé đã hét vào mặt anh nó: “Đó không phải việc của anh!” và đi vào phòng, đóng sầm cửa lại. Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ về cách Katie đối xử với mọi người”.

Advertisement

Chị Tammy đã rất mệt mỏi và điều này hoàn toàn hợp lý. Bé Katie đã phản ứng cực kỳ tiêu cực trong mọi tình huống, dù là lúc cháu trở nên ích kỷ với anh trai hay từ chối làm bài tập chính tả. Mới sắp lên 6 nhưng Katie đã hình thành các phản ứng vội vàng và tiêu cực – cháu chưa hề có các kỹ năng cư xử tích cực trong việc thể hiện các cảm xúc khó chịu của mình.

Tuy thế, hiện tại chị Tammy không nhìn thấy điều này. Chị chỉ thốt lên: “Tôi không thể chịu được cái tính xấu của con bé thêm nữa!”. Tất nhiên, tôi hiểu việc làm cha mẹ đòi hỏi rất nhiều thứ, đồng nghĩa với việc nhìn mọi thứ từ góc nhìn của trẻ không hề dễ dàng chút nào.

Việc giúp đỡ chị Tammy nhìn nhận con gái mình theo cách khác đi và thấu cảm với cháu nhiều hơn trở thành phi vụ đầu tiên của tôi. Ngay khi Tammy xem con gái mình không phải là một “đứa trẻ có vấn đề” mà đơn giản là một đứa trẻ thiếu hụt các kỹ năng cảm xúc, chị có thể kiên nhẫn hơn và giúp được con. Đây mới chính là những gì bé Katie thật sự cần.

Katie là một ví dụ tuyệt vời về việc trẻ phản kháng đầy cảm tính, những đứa trẻ này không dễ dạy bảo, nhưng cũng không hề hiếm gặp. Thành thực, tôi cũng từng là một đứa trẻ hay phản kháng đầy cảm tính, điều này giải thích tại sao tôi có thể hiểu trẻ từ trong ra đến ngoài.

Một số trẻ dễ trở nên nóng nảy khi cảm thấy buồn phiền, tức là trẻ dễ trở nên khó chịu, nản chí và điên tiết. Trẻ nhanh chóng nổi khùng và có các phản ứng tức thời trước sự khó chịu mà mình gặp phải. Trẻ có trạng thái nóng có thể thốt ra những câu nói rất khó nghe như: “Con ghét mẹ!” và “Bố chỉ muốn con phải khổ sở!”. Trẻ nói lúc tức giận và có thể sau đó lại xin lỗi.

Advertisement

Tuy nhiên, sự tức giận của trẻ vào thời điểm đó là thật và tràn ngập trong lòng đến nỗi trẻ tìm mọi cách thể hiện ra bên ngoài, chỉ khi làm như thế trẻ mới cảm thấy khuây khỏa. Những cách giải phóng sự tức giận “không được thông minh” khác bao gồm la hét, đóng sầm cửa, dậm chân, đấm đá, cắn xé hay ném đồ đạc.

Tức giận là bình thường và lành mạnh, nhưng cách chúng ta phản hồi sự tức giận mới là vấn đề và cách chúng ta dạy trẻ điều đó mới là thứ quan trọng. Tất cả trẻ em, đặc biệt là những trẻ có trạng thái nóng khi tức giận, cần các phương thức tích cực để giải tỏa cảm xúc của mình.

Tất nhiên, ai cũng có lúc tức giận, nhưng một số trẻ, với bản chất và tính cách của mình, có khuynh hướng nóng nảy hơn những người khác, cho chúng ta các thách thức nhất định trong việc làm cha mẹ.

Một số trẻ khác lại có khuynh hướng “lạnh lùng” khi cảm thấy buồn phiền, đồng nghĩa với việc trẻ trở nên buồn, trầm uất và cô đơn. Trẻ có khuynh hướng che giấu các cảm xúc của mình và rút lui khỏi thế giới bên ngoài. Trẻ có trạng thái lạnh có thể nói “Hãy để con yên” và muốn được ở một mình trong phòng ngủ để khóc. Trẻ có thể cảm thấy buồn và cho rằng không có ai hiểu mình, từ đó rời xa những hoạt động bình thường mà trước đây vốn mang lại cho trẻ sự vui thích.

Buồn bã là bình thường và rõ ràng là một phản ứng lành mạnh, nhưng một đứa trẻ lặp đi lặp lại trạng thái lạnh cần học cách tìm lại sự cân bằng. Tất nhiên, có những thời điểm trong đời thật sự quá thách thức với trẻ, như bố mẹ ly dị, có người thân qua đời hay bị ai đó bắt nạt, nhưng đó cũng chỉ là những khoảnh khắc mang tính thời điểm và không nhất thiết phải trở thành bản tin dự báo thời tiết kéo dài vĩnh viễn.

Advertisement

Dù trẻ hầu như có trạng thái nóng, nhanh cháy nhanh tàn hay trạng thái lạnh, với khuynh hướng chìm đắm trong sự sợ hãi, trẻ đều đang mất cân bằng và cần phải học các phương pháp giúp cân bằng trở lại. Tôi thật sự muốn trình bày rõ ở đây rằng trẻ có vấn đề phức tạp có thể cần thêm sự hỗ trợ, chẳng hạn như một bác sĩ tâm thần hay chuyên viên trị liệu.

Nguồn: https://znews.vn/dap-tat-ngon-nui-lua-ben-trong-con-ban-post1510701.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bi kịch từ những khao khát yêu đương

Được phát hành

,

Bởi

“Gió đông rưng rức” là tuyển tập 10 truyện ngắn của nhà văn Hoàng Lệ Thủy, viết về những bi kịch và góc khuất của khát vọng tình yêu, cùng những phận đời ngang trái giữa núi rừng sâu thẳm.

Hình ảnh trong phim Lặng yên dưới vực sâu.

Gió đông rưng rức khám phá những giằng xé nội tâm của người dân tộc miền núi, đặc biệt là người phụ nữ, để nói lên bi kịch khi con người bị tàn dư hủ tục, cuộc sống luẩn quẩn và những quan niệm cũ kỹ trói buộc tinh thần, bị dằn vặt bởi khát khao và trách nhiệm trong cuộc sống gia đình và hôn nhân.

Giữa vùng cao, ở những xóm làng nhỏ bé trong truyện của Hoàng Lệ Thủy, dường như bổn phận lớn nhất của người phụ nữ là lấy chồng và sinh con. Họ không có lựa chọn gì khác, và cũng không biết tới một cách sống nào khác. Tất cả bi kịch phát sinh từ đó. Cuộc đời họ gói gọn trong hai bổn phận trên, nhưng những nhân vật nữ của Hoàng Lệ Thủy thường không có được hạnh phúc trọn vẹn trong hôn nhân.

Dù lựa chọn sống theo bổn phận hay sống theo mong muốn thầm kín bên trong, những người phụ nữ này hầu như luôn phải hy sinh hoặc trả cái giá rất đắt. Họ chịu sự dằn vặt của lương tâm, sự phán xét của người đời, mất đi người bên cạnh hoặc thậm chí là đánh mất chính mình. Tuy nhiên, họ vẫn luôn vùng vẫy để tìm một cách nào đó vẹn cả đôi đường, để vừa vì mình vừa vì những người xung quanh, nhưng họ ít khi đạt được điều này.

Advertisement
Gio dong rung ruc anh 1

Tập truyện ngắn Gió đông rưng rức của nhà văn Hoàng Lệ Thủy. Ảnh: ML.

Đi vào từng truyện ngắn cụ thể, ta có thể thấy rõ những mâu thuẫn, giằng xé nói trên. Ví dụ như người mẹ tên Day trong truyện Gió của đại ngàn mất chồng sớm khi tuổi còn trẻ, phải một nách nuôi ba đứa con suốt mười mấy năm trời.

Thế nhưng đi lấy chồng mới có nghĩa là bỏ lại những đứa con, bởi vì người phụ nữ lấy chồng rồi là thuộc về nhà chồng. Bi kịch xảy ra, con gái của Day không thể kết hôn với người yêu vì cha mẹ anh ta chê đứa con gái không có mẹ ở bên dạy dỗ, để rồi cặp đôi yêu nhau phải lựa chọn cùng nhau rời bỏ cõi đời.

Bi kịch không kém là cô gái tên Dơ, lấy chồng rồi nhưng “cứ như cái nương khát nước, con suối thèm mưa”. Chính người mẹ của cô nhìn vào con gái cũng cho rằng cô không được “yêu đến nơi đến chốn”. Tất cả chỉ vì chồng cô không làm được chuyện vợ chồng. Khi cô đã băng đèo lội suối, chịu khổ và bị thương để xin được thuốc từ một ông thầy quái dị để chữa trị cho chồng, lúc hạnh phúc tưởng đã đến khi cô có thai, thì sự sung mãn đã khiến chồng cô tìm đến người phụ nữ khác. Tuyệt vọng và tràn ngập hận thù, Dơ lại sa vào vòng tay lão Kía đã cho cô thuốc.

Còn nhiều nữa những số phận ngang trái. Nhân vật tôi trong Đêm ấy gió ngừng thổi khổ sở và đau đớn vì chồng cô và chị cô dan díu với nhau, người chị từng bị chồng cũ bạo hành, người chị rất yêu thương cô và cũng được cô yêu thương hết mực. Hay hai cặp vợ chồng trong Mật ong đắng, hai người đàn ông Khúa và Phứ thân nhau như anh em trót yêu cùng một người, Khúa cưới được May nhưng không thể có con nên chuốc rượu cho May và nhờ Phứ làm cô có con. Khúa chết đi, để lại May, Phứ và vợ của Phứ trong một mối quan hệ nhằng nhịt, và không ai có thể hạnh phúc được nữa.

Gió đông rưng rức giúp ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân vùng cao, đặc biệt là đời sống tâm hồn người phụ nữ, để thêm cảm thông, chia sẻ, và cũng thắp lên hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho họ. Một tương lai mà con người có lựa chọn và không còn bị những quan niệm hay hủ tục trói buộc.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/bi-kich-tu-nhung-khao-khat-yeu-duong-post1508406.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Không gian nội tâm của chính mình

Được phát hành

,

Bởi

Ai trong chúng ta cũng có một “ngôi nhà nhỏ” bên trong mình. Nhưng làm thế nào để bước vào căn nhà đó?

Trong một thế giới ngày càng vội vã, chúng ta thường bị cuốn vào dòng xoáy của công việc và kỳ vọng. Càng nỗ lực hoàn thành những mục tiêu xa vời, ta càng cảm thấy xa rời chính bản thân mình. Sách Tâm ta là ngôi nhà, ngôi nhà nhỏ có hoa sẽ trở thành một người bạn đồng hành, giúp chúng ta tìm lại sự kết nối với chính mình thông qua những bài học nhỏ nhưng đầy giá trị.

Cuốn sách mở đầu bằng một thông điệp quan trọng: trong mỗi con người, đều có một “ngôi nhà nhỏ” – một không gian nội tâm mà tại đó, chúng ta có thể tìm thấy sự yên bình và tĩnh lặng. Nhưng điều trớ trêu là, rất nhiều người lại quên mất cách trở về ngôi nhà ấy. Họ lạc lối trong guồng quay của những đòi hỏi, áp lực và sự kỳ vọng từ xã hội, gia đình và bản thân. Sự bình an thực sự dường như đã trở thành điều gì đó xa vời, khó nắm bắt.

Sách đưa ra 8 chìa khóa, tương đương với 8 bài học sâu sắc, giúp chúng ta mở cánh cửa để bước vào ngôi nhà tinh thần của mình. Một trong những bài học quan trọng đầu tiên mà cuốn sách chia sẻ là tìm kiếm sự cân bằng: “Chúng ta không thể làm hài lòng tất cả, nhưng ta có thể học cách hài lòng với chính mình”.

Advertisement

Đó là điều cuốn sách muốn gửi gắm, đồng thời khuyến khích người đọc buông bỏ cảm giác tội lỗi khi không thể hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo. Thay vì cố gắng làm hài lòng người khác, ta cần học cách chấp nhận rằng không có sự cân bằng hoàn hảo nào trong cuộc sống này như nó vốn là!

The gioi noi tam anh 1

Sách Tâm ta là ngôi nhà, ngôi nhà nhỏ có hoa. Ảnh: Phạm Thủy.

Một chủ đề xuyên suốt khác trong Tâm ta là ngôi nhà, ngôi nhà nhỏ có hoa là việc chấp nhận và đối diện với những nỗi sợ, áp lực và mong muốn không cần thiết. Chúng ta thường bị đè nặng bởi những tiêu chuẩn mà mình hoặc xã hội đặt ra. Điều đó khiến chúng ta trở nên căng thẳng, mệt mỏi và đánh mất sự tự do nội tại.

Cuốn sách khuyến khích chúng ta buông bỏ những kỳ vọng không cần thiết, học cách nói “không” khi cần thiết để bảo vệ “khu vườn tinh thần” của mình.

Sách viết:“Khi mọi thứ đang diễn ra quá nhanh, khi chúng ta cảm thấy như sắp hết thời gian và bị mắc kẹt bởi tiếng nói nội tâm đang hủy hoại mình, thì chỉ còn một việc phải làm, đó là dừng lại. Dù điều đó có vẻ trái với tự nhiên, nhưng chúng ta cần sống chậm lại để có thể quan sát những phần còn thiếu tình yêu thương trong hệ sinh thái của mình và… tha thứ cho bản thân”.

Đây là một trong những lời khuyên thiết yếu mà cuốn sách mang lại: học cách tha thứ cho chính mình, vì chúng ta không hoàn hảo, và không cần phải hoàn hảo. Việc buông bỏ những kỳ vọng quá lớn, chấp nhận rằng cuộc sống có thể không theo ý muốn, là chìa khóa để giải phóng khỏi sự nặng nề của cuộc sống thường nhật.

Advertisement

Cuốn sách cũng nhắc nhở rằng hạnh phúc không đến từ những thành công to lớn hay mục tiêu xa vời, mà chính từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, chỉ cần một khoảnh khắc dừng lại, hít thở sâu, và cảm nhận sự hiện diện của chính mình trong hiện tại đã đủ để mang lại niềm vui và sự hài lòng. “Hạnh phúc nằm trong từng bước chân vững chãi, từng hơi thở thảnh thơi mà chúng ta có thể trải nghiệm mỗi ngày”.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/khong-gian-noi-tam-cua-chinh-minh-post1505232.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng