Connect with us

Sách hay

Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt

Được phát hành

,

Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc vừa cho ra mắt bộ sách Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (NXB Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh) mà anh gọi là kết quả của ‘một lối tự học’. Dịp này, tác giả dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi thú vị.

Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt - Ảnh 1.

Bộ sách gồm ba tập, mỗi tập có nhan đề riêng, không đánh số thứ tự – Ảnh: TRẦN THANH

Người Việt có thể chơi chữ với bất kỳ “mẫu tự” nào

* Bộ sách khá dày. Gồm ba tập. Mỗi tập trên dưới 80.000 chữ! Thế mà anh lại còn… “dọa” mọi người trong Lời nói đầu: “Có điều đây vẫn là bộ sách chưa kết thúc. Vẫn tiếp tục. Vẫn còn viết. Viết thêm nữa”!

– Ngay từ thời đi bộ đội rồi mãi đến nay, khi đi đến chỗ đông người, bao giờ trong túi áo tôi cũng có cuốn sổ nhỏ và cây bút. 

Đó là thói quen đặng kịp thời ghi lại từ mới, cách nói mới mà mình nhặt nhạnh lúc tình cờ nghe được. 

Sau này, khi báo Tuổi Trẻ Cười chọn tôi đứng chuyên mục “Lắt léo chữ nghĩa” (năm 2015), tôi bắt đầu chính thức đem vốn từ đó sử dụng dần. Như thế vẫn chưa đủ. Phải kể đến các nguồn từ điển, tự vị xưa nay mà tôi đã nhọc công sưu tập. 

Như thế vẫn chưa đủ. Thỉnh thoảng, tôi còn vào các trang mạng xã hội, tìm xem hiện nay có từ gì mới được sử dụng để học hỏi thêm. Kể cả đọc lại tác phẩm văn học trước đây, để xem thời đó các nhà văn đã sử dụng những từ gì mà nay ít ai còn nhớ đến.

Có thể nói, với tôi, đây là một quá trình tự học, dần dà tôi càng bị cuốn hút theo sự kỳ thú của tiếng Việt.

* Vừa là nhà thơ, nhà báo vừa làm công việc biên khảo, anh không chỉ đọc mà còn có hơn 40 năm viết lách nữa. Điều gì khiến anh tâm đắc nhất khi đi cùng năm tháng với sự cuốn hút đó?

– Qua việc tự học này, với tôi bất kỳ từ nào mà mình tìm hiểu và giải thích được cũng lấy làm tâm đắc. 

Thí dụ, tôi đã học được hàng trăm từ qua các câu cửa miệng như “Làm trai chớ hề bầu chủ, làm gái chớ làm mụ dầu”, “Con mày không bằng con bòi”, “Mép thợ ngôi”… 

Hoặc câu thơ của Nguyễn Bính: “Mặt hồ vừa đúc khối tiền sen/ Bươm bướm đông như đám rước đèn”… 

Thế thì, những “mụ dầu” đó, “con mày” đó, “thợ ngôi” đó, “tiền sen” đó… nghĩa là gì? Hàng loạt câu hỏi tương tự được đặt ra và sẽ được giải thích trong bộ sách này. Tôi tin rằng khi đọc, bạn đọc sẽ cực kỳ thú vị.

* Rất nhiều sách bàn về tiếng Việt không dễ đọc chút nào. Ngay như tựa đề của từng tập sách cũng khiến bạn đọc đôi chút… hoang mang.

– Tôi chọn cách viết theo lối “gặp đâu xâu đó, chữ nọ xọ chữ kia, chuyện kia tăm tia chuyện nớ”, như một cách trò chuyện thân tình, trao đổi thân mật, học hỏi lẫn nhau, không ngoài mục đích lôi cuốn người đọc. 

Khi đặt tên sách theo lối không “đụng hàng”, ngụ ý chia sẻ rằng người Việt có thể chơi chữ với bất kỳ “mẫu tự” nào. Há chẳng phải là một phần của lối lắt léo trìu mến, cái cắc cớ thân thương của tiếng Việt đấy sao?

Không cớ gì khi bàn về tiếng Việt, người Việt lại gây khó cho nhau, khiến người đọc cảm thấy khô khan, thậm chí khó hiểu và không hào hứng góp thêm câu chuyện cho rôm rả?

Do vậy trong bộ sách này, chẳng có tập nào sau, tập nào trước; chẳng có bài nào trước, bài nào sau. Các bài đều hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Khó có thể phân biệt một cách chi li, cụ thể. Toàn bộ các bài viết, tôi chọn theo lối thể hiện “lan man” như thế.

Sức cuốn hút kỳ thú của tiếng Việt - Ảnh 2.

Nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc

Lời ăn tiếng nói của người Việt tinh tế, khéo léo và gợi cảm; phong phú, đa dạng và không “đóng khung” trong một “công thức” máy móc, cố định nào cả.

Mong nhiều người tìm về hồn tiếng Việt

* Bàn về văn hóa là một công việc không hề đơn giản. Vì văn hóa vốn phức tạp, đa diện, nhiều tầng… Có người so sánh với công việc của người khai thác quặng mỏ. Vậy đâu là phần đào quặng (sưu tập, thống kê…), đâu là phần sàng lọc (phân loại, hệ thống hóa…) và đâu là phần tinh luyện (phát hiện, khái quát hóa những vấn đề có tính quy luật) của tác giả trong công trình này?

– Từ bộ sách này và những gì đang tiếp tục viết, tôi bước đầu nhận ra rằng:

1. Cùng một sự vật/sự việc nhưng người Việt mỗi thời có cách nói, cách diễn đạt và dùng từ khác nhau. Có nhiều từ dần dần đi vào lãng quên, có còn chăng là ở ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Thí dụ, thành ngữ “Bẻ no mà đếm”, ta hiểu thế nào cho đúng? “No” từ thời Alexandre de Rhodes (1651) đến thời Việt Nam tự điển (Khai Trí Tiến Đức, 1931) và hiện nay đã khác nhau xa lắm.

2. Sự thay đổi này khiến ta gặp lại cũng từ ngữ đó nhưng nay mỗi người hiểu mỗi phách; hoặc do không hiểu nên người đương thời đã thay bằng từ khác, dẫn đến “dị bản” là lẽ tất nhiên. Thí dụ, “Vênh váo như bố vợ cậu ấm” hay “Vênh váo như bố vợ phải đấm”; “Làm cách sạch ruột” hay “Làm khách sạch ruột”?…

3. Thành ngữ, tục ngữ ra đời gắn với phong tục, tập quán, nghi lễ, quy chế nhà nước… Và khi các hoạt động đó không còn nữa thì tự thân những câu cửa miệng đó cũng đi vào quên lãng. Vậy, khi ta tìm về chúng, chính là lúc ta tìm về và hiểu được nét văn hóa của một thời đã qua.

4. Từ lời ăn tiếng nói thể hiện qua câu cửa miệng, ta dễ dàng nhận ra tính chất “nước đôi” của người Việt. Cách nói nước đôi này, ông cha ta từng bảo: “Làm trai cứ nước hai mà nói”. Nhìn rộng ra là cả nghệ thuật trong giữ nước và dựng nước đấy chứ? Hiểu như thế, vì tôi luôn nghĩ câu cửa miệng có tính khái quát ở mức độ cao, chứ không bó gọn trong một sự việc cụ thể. 

Sức sống của nó chính là ở đó. Cách nói này, theo tôi, người Việt mình còn sử dụng cực kỳ hiểm/hiểm hóc trong nghệ thuật phê phán, châm biếm. Chính vì thế, tìm về tiếng cười của người Việt, ta sẽ thấy thiên hình vạn trạng, đa thanh đa sắc, biến hóa khôn lường…

Cũng xin thưa, một vài “gạch đầu dòng” này, có thể nhiều người cho rằng chẳng có gì là “mới mẻ”, là “phát hiện”. Nhưng với tôi là những gì rút ra từ cả quá trình tự học, nay chia sẻ lại, chứ không có gì khác.

* Trở lại câu chuyện, vì sao anh nói: “Đây là bộ sách vẫn chưa kết thúc”?

– Tôi luôn nghĩ rằng công việc của mình không hề đơn độc, vì rằng một khi bàn về tiếng Việt, đó cũng là mối quan tâm của nhiều người. Điều mong mỏi nhất mà tôi luôn nghĩ đến là ngày sẽ có thêm nhiều người cũng làm công việc như mình.

Tất nhiên, ngoài vốn sống, chúng ta còn có thể nhờ cậy đến các bậc thầy đã đi trước chính là các nguồn tài liệu và nhất là một tình yêu vô bờ bến dành cho tiếng Việt. Tình yêu này, chính động lực để ta có thể – nói như nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo là tìm về “linh hồn tiếng Việt” của chúng ta!

Vị trí thượng thừa của chữ “ăn”

* Bộ sách góp “vốn liếng” gì cho bạn đọc qua từng trang sách theo anh?

– Nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy nội dung sách xoay quanh một chữ “ăn”: Dích dắc dập dìu dư dí dỏm – bàn về ăn học, ăn ở; Chơi chữ chanh chua chan chát chữ – bàn về ăn uống, ăn chơi; Lưỡi lươn lẹo lẹ làng lắt léo – bàn về ăn nói, cười chơi. Tất nhiên sự phân chia này, chỉ có tính cách tương đối, không thể tách bạch rạch ròi.

Theo những gì đã khảo sát, tôi mạo muội nghĩ: “Ăn” là một từ có vị trí độc đáo, đặc biệt, “thượng thừa”, “cao thủ” trong trùng trùng điệp điệp vốn từ tiếng Việt xưa nay, nó đã chi phối, quán xuyến sinh hoạt, thậm chí tính cách của dân tộc ta.

* Đó là lý do của vấn đề “văn hóa nhìn từ tiếng Việt”?

– Ý tôi là, khi đọc bộ sách Văn hóa Việt, nhìn từ tiếng Việt, bạn đọc sẽ tham khảo thêm ít nhiều những câu chuyện lịch sử, xã hội, văn học, chính trị… liên quan đến từ ngữ nào đó.

Điều này có lợi ở chỗ, ta thấy rằng một từ đã xuất hiện không chỉ là một “xác chữ”, nó còn gắn bó với đời sống sinh hoạt một thời/nhiều thời của cư dân vùng miền đó. Nếu không biết thấu đáo, ta sẽ không cảm nhận hết “phần hồn” của từ đó.

Nguồn: https://tuoitre.vn/suc-cuon-hut-ky-thu-cua-tieng-viet-20211211221153688.htm

Sách hay

Lịch sử vú – cái nhìn mà bạn chưa từng mường tượng tới

Được phát hành

,

Bởi

Viết về bộ phận được cho là mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trên cơ thể phụ nữ, “Lịch sử vú” của Marilyn Yalom là công trình khoa học thuyết phục và đầy hấp dẫn về vú phụ nữ.

Lich su vu anh 1

Tranh sử dụng làm bìa sách: Diana và thần tình yêu của Pompeo Batoni vẽ khoảng năm 1761. Nguồn: wikipedia.

Với rất nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích, cùng các phân tích liên ngành được soi sáng và nuôi dưỡng bởi ý thức đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền, Lịch sử vú còn đưa ra những góc nhìn nữ quyền sâu sắc và rất táo bạo .

Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại

Cuốn sách này sẽ khiến bạn “suy nghĩ về vú phụ nữ theo cách bạn chưa từng mường tượng trước đây”. Đó là câu mở đầu vừa gợi tò mò nhưng cũng vừa “khiêu khích” của tác giả Marilyn Yalom.

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà vị giáo sư Pháp ngữ và văn học so sánh này lại mở đầu như vậy. Bởi khi bạn đọc cuốn sách này của bà, bạn sẽ thấy tri thức về vú của mình còn nghèo nàn và tương đối hạn hẹp.

“Nhìn từ bên ngoài, vú đại diện cho một thực tại khác, và thực tại này khác nhau tùy theo con mắt của mỗi người nhìn. Trẻ sơ sinh nhìn thấy thức ăn. Đàn ông thấy tình dục. Các bác sĩ thấy bệnh tật. Doanh nhân nhìn thấy những dấu hiệu của đôla. Những người có quyền uy trong tôn giáo biến vú thành biểu tượng tinh thần, trong khi các chính trị gia chiếm dụng nó vì mục đích dân tộc chủ nghĩa. Những nhà phân tâm học đặt vú vào trung tâm của vô thức, như thể nó là phiến đá nguyên khối không thay đổi…”. Marilyn Yalom viết.

Thông thường, chúng ta hay nhìn nhận về vú ở chức năng làm mẹ và chức năng tình dục. Nhưng Marilyn Yalom lại cho chúng ta thấy lịch sử hàng nghìn năm của loài người là lịch sử vú và lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại.

Cuốn sách đưa chúng ta vào chuyến du hành vượt thời gian (từ thời các nữ thần Đồ đá cũ đến phong trào giải phóng phụ nữ vào cuối thế kỷ 20), xuyên không gian (từ vùng Trung Đông đến châu Âu và Mỹ…), xuyên qua diễn ngôn của các lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả tôn giáo, chính trị, thương mại, khoa học, nghệ thuật…) để chứng kiến thân phận “bảy nổi ba chìm” của vú.

Theo trình tự 9 chương sách: “Vú linh thiêng”, “Vú gợi dục”, “Vú quốc dân”, “Vú chính trị”, “Vú tâm lý”, “Vú thương mại”, “Vú y học”, “Vú tự do” và “Vú trong khủng hoảng”, tác giả cho người đọc nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa bầu vú người phụ nữ với lịch sử phát triển của nhân loại.

“Khởi thủy là vú mẹ”, mượn lại một lối nói trong Kinh Thánh, Yalom cho rằng đó là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bầu vú được tổ tiên loài người xem là một vật linh thiêng, lý do mà vì đó ở thời tiền sử, họ “đã ban tặng cho các tượng nữ thần của mình những bầu vú tuyệt vời”.

Đến lượt các vị nữ thần, họ lại truyền cảm hứng cho các nền văn minh đến sau, từ thế giới Hy La qua đêm dài trung cổ, nơi vú hiện lên như là nguồn cội của sức mạnh nuôi dưỡng và ban phát của “mẹ thiên nhiên” mang tính biểu tượng và người mẹ cụ thể chăm sóc cho đàn con thơ bé của mình.

Sang thời Phục Hưng, tính chất gợi dục đã len lỏi vào trong những bức tranh vốn xuất phát từ truyền thống vú linh thiêng thông qua việc nhấn mạnh vào hành động cho con bú của người mẹ.

Dù cùng thể hiện hành động cho con bú nhưng hội họa Phục Hưng đã khác biệt so với các tranh Thánh trước đấy ở một khía cạnh cơ bản: bầu vú hiện lên vừa như là “một tín hiệu khêu gợi trong nghệ thuật” vừa như để “ám chỉ đến khoái cảm thuần túy”.

Lich su vu anh 2

Sách Lịch sử vú. Ảnh: NXBPNVN.

Lịch sử vú qua góc nhìn kinh tế, chính trị, giới

Trước khi bầu vú bị tình dục hóa chuyển sang bị chính trị hóa trong thế kỷ Ánh Sáng, bầu vú đã có một “thời kỳ chuyển tiếp” rất thú vị, khi nó hiện diện với tư cách “vú quốc dân” trong xã hội công dân Hà Lan thế kỷ 17. Hội họa Hà Lan thời kỳ này đã nhanh chóng xóa bỏ đặc tính phô bày bầu vú nhằm thỏa mãn dục vọng để đặt nó vào trong bức tranh sinh hoạt, hoặc đem đến tinh thần thương yêu của người mẹ đối với con cái…

Đến sau Hà Lan một thế kỷ, tư tưởng Khai Sáng của J.J. Rousseau và “niềm đam mê cho con bú mà ông truyền cảm hứng đã đi xuyên qua địa vị giai cấp, chính trị và biên giới quốc gia” để hình thành một phong trào chính trị rộng khắp ở châu Âu.

Nói về thời kỳ này, Marilyn Yalom cho biết không có thời điểm nào trong lịch sử – ngoại trừ thời đại chúng ta – người ta lại tranh cãi nhiều về vú hơn là thế kỷ 18. Khi các nhà tư tưởng thời Khai minh bắt đầu hành trình thay đổi thế giới, bầu vú đã trở thành một đấu trường cho các lý thuyết gây tranh cãi về loài người và hệ thống chính trị.

Kể từ đó, người ta bắt đầu yêu cầu phụ nữ dâng hiến bầu vú của mình để phục vụ lợi ích quốc gia và quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh và cách mạng, họ được khuyến khích độn vú “cho những chàng lính” hoặc để hở ra như là biểu tượng của tự do.

Không chỉ bị lôi kéo vào đời sống chính trị vú cũng bị lôi kéo vào đời sống kinh tế bởi “khả năng thương mại gần như vô tận” của nó, nhờ vào “sự phát triển của các sản phẩm dành cho vú” và các cách thức mà người ta mua bán “tư thế vú để trần trong nghệ thuật, truyền thông và giải trí, bao gồm cả nội dung khiêu dâm”.

Không chỉ đề cập đến lịch sử vú là lịch sử văn minh nhân loại, trong cuốn sách Marilyn Yalom còn bàn đến nữ quyền và quyền phụ nữ đối với bầu vú của mình, đồng thời nói về bệnh ung thư vú – cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng của người phụ nữ.

“Ai là người sở hữu đôi gò bồng đảo đó? … Lịch sử văn hóa về vú chắc chắn nằm trong văn cảnh “triều đại của dương tượng” đã thống trị nền văn mình phương Tây trong 2.500 năm qua. Tuy nhiên, vú đồng thời đã có triều đại của riêng mình, chắc chắn là một triều đại được kiến tạo từ những huyễn tưởng của nam giới, nhưng là triều đại ngày càng thể hiện nhu cầu và ham muốn của người phụ nữ, mà rốt cuộc thì vú là của họ”, Marilyn Yalom viết.

Cũng liên quan đến quyền phụ nữ đối với bầu vú, Marilyn Yalom đã nêu ra một điều đáng suy ngẫm, đó là khi mà chỉ lúc lâm trọng bệnh, bầu vú mới thực sự là của riêng người phụ nữ. “Chính thực tại bi thảm của bệnh ung thư vú đã mang lại cho phụ nữ sự sở hữu trọn vẹn bầu vú của mình. Họ đang học, với cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng, rằng bầu vú của họ thực sự là của riêng họ”.

Tóm lại, Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại. Dù trải qua nhiều khúc quanh trong lịch sử, về cơ bản, vú luôn gắn cả chủ thể nữ – người mang vú và chủ thể chiếm dụng vú vì các mục đích riêng. Và từ cái nhìn này của Marilyn Yalom, chúng ta chắc chắn không thể nhìn bầu vú của phụ nữ như trước được nữa.

Nguồn: https://znews.vn/lich-su-vu-cai-nhin-ma-ban-chua-tung-muong-tuong-toi-post1512098.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tin ở giáo viên

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Tin ở giáo viên”, “Phát triển sự nghiệp giáo dục”, “7 định luật giảng dạy”, “Trí tuệ hiệu trưởng” là những tư liệu tham khảo hữu ích, chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy.

Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay. Những cuốn sách sau đây là sự kết hợp của những kiến thức và kinh nghiệm giáo dục hàng đầu thế giới, có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục ở Việt Nam trong thời đại mới.

Giao vien - giao duc anh 1

Sách Tin ở giáo viên. Ảnh: TIMES.

Tin ở giáo viên

Cuốn sách Tin ở giáo viên của hai tác giả Timothy D. Walker và Pasi Sahlberg khẳng định bí mật lớn nhất để tạo ra sự khác biệt và nền giáo dục đẳng cấp cho Phần Lan chính là niềm tin. Hay nói cách khác, nền giáo dục đẳng cấp thế giới bắt đầu từ sự tin tưởng.

Các tác giả đưa ra 7 nguyên tắc chính để xây dựng văn hóa lòng tin trong trường học trên khắp thế giới, từ việc cung cấp đào tạo giáo viên tương lai đến khuyến khích quyền tự quyết của học sinh và thúc đẩy tính hợp tác giữa các nhà giáo dục, bao gồm: Dạy giáo viên phương pháp tư duy, Người hướng dẫn thế hệ tiếp theo, Tự do trong khuôn khổ, Nuôi dưỡng người học có trách nhiệm, Làm việc nhóm, Chia sẻ quyền lãnh đạo, Tin tưởng vào quá trình.

Đối với các nhà giáo dục, nhà quản lý trường học và phụ huynh, Tin ở giáo viên mang lại những bài học về những thách thức và khát vọng mà chúng ta đang đối mặt trong bối cảnh của chính mình.

Cuốn sách dành cho những học sinh đặt lòng tin vào thầy cô của mình, những nhà quản lí giáo dục đặt lòng tin vào đồng nghiệp của họ, những phụ huynh đặt lòng tin vào giáo viên – những người đang san sẻ cùng họ hành trình nuôi dạy những đứa trẻ thành tài. Nó mang lại hy vọng và một lộ trình cho những ai đang tận tâm theo đuổi sự xuất sắc trong giáo dục tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Giao vien - giao duc anh 2

Sách Phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: TIMES.

Phát triển sự nghiệp giáo dục

Với 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực giáo dục, Tiến sĩ Jill Berry đã đưa ra những lời khuyên thực tế và giá trị cho bất kỳ ai đang cân nhắc đến vai trò nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là vị trí hiệu trưởng.

Mỗi giáo viên đều là người lãnh đạo việc học trong lớp học của mình. Khi sự nghiệp thăng tiến, bạn chuyển từ vai trò lãnh đạo này sang vai trò lãnh đạo khác, phạm vi ảnh hưởng của bạn sẽ dần dần mở rộng. Bạn sẽ có cơ hội học hỏi, phát triển, chứng tỏ bản thân. Vị trí lãnh đạo tuy khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bạn tạo nên giá trị. Cuốn sách này sẽ hỗ trợ bạn nhìn nhận thấu suốt về những thách thức và trách nhiệm phía trước trong vai trò là một nhà lãnh đạo giáo dục.

Phát triển sự nghiệp giáo dục sẽ là cuốn cẩm nang nghề nghiệp đúng nghĩa dành cho mọi giáo viên mong muốn phát triển sự nghiệp giáo dục của bản thân mình.

Giao vien - giao duc anh 3

Bộ sách Làm thầy. Ảnh: TIMES.

Làm thầy

Bộ sách Làm Thầy là tuyển tập những lời khuyên hữu ích của các nhà giáo dục hàng đầu thế giới. Trong đó, cuốn 7 định luật giảng dạy được xuất bản từ năm 1886, là tác phẩm kinh điển cho các nhà giáo thuộc mọi bậc học trên khắp thế giới suốt hơn 1 thế kỷ qua. Cuốn sách này đã nhận được nhiều lời nhận xét và ca ngợi của không chỉ các nhà giáo mà cả những người coi trọng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Còn cuốn Trí tuệ hiệu trưởng ghi lại những trải nghiệm thực tế và có tính gợi mở để các nhà lãnh đạo, quản lí trường học và bất kì ai mong muốn đứng vào hàng ngũ này kiểm chứng, suy nghĩ và vận dụng vào hoàn cảnh của mình để làm tốt hơn nữa vai trò song nhiệm của họ.

Có thể nói, bộ sách Làm Thầy chính là chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy và đưa gợi ý để phát triển nền giáo dục. Bộ sách không chỉ dành cho những ai đang đứng trên bục giảng, mà còn phù hợp với cả những bạn đọc đang quan tâm tới một nền giáo dục tiên tiến.

Nguồn: https://znews.vn/tin-o-giao-vien-post1512197.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm Người là… làm gì?

Được phát hành

,

Bởi

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm Người là… làm gì?

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512184.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng