I. Bố cục của văn bản:
Câu 1: Văn bản trên có 3 phần:
– Mở bài (từ đầu đến “danh lợi”): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.
– Thân bài (“Học trò theo ông” đến “không cho vào thăm.”): những biểu hiện chứng tỏ “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An.
– Kết bài (“Khi ông mất” đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.
Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản:
– Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
– Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
– Phần kết bài: tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.
Câu 3:
– Bố cục của văn bản là việc tổ chức các phần, đoạn trong văn bản để thể hiện chủ đề của văn bản.
– Một văn bản hoàn chỉnh thường có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.
– Nhiệm vụ của từng phần xem gợi ý mục (b).
– Mối quan hệ giữa các phần: gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau; bổ sung cho nhau để được một văn bản trọn vẹn.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung của phần Thân bài của văn bản
Câu 1:
a. Ở phần Thân bài văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên.
Tác giả đã sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: trên đường đến trường à khi đến trường à trong lớp học; trong đó có mạch sắp xếp theo sự liên tưởng: trước và trong buổi tựu trường đầu tiên (cảm nhân về con đường, ngôi trường,…).
b. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.
– Đó là cậu bé rất thương mẹ, dù bà cô có dùng lời xúc xiểm nói xấu mẹ.
– Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ khi chú bé gặp lại mẹ. (Niềm sung sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve, âu yếm…)
Câu 3: Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:
– Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,…;
– Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;
– Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,…
Câu 4: Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”.
Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:
– Học trò theo học rất đông
– Nhiều người đỗ cao.
– Vì thế ông được nhà vua “vời ông ra dạy thái tử học”.
– Nhưng đến đời Dụng Tông “vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần”. Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…
Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ “người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức” để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”.
Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh hoạ rất cụ thể về “đạo cao đức trọng” của ông.
Câu 5:
– Có cách bố trí, sắp xếp cố định cho tất cả các văn bản không? Vì sao?
– Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo những cách nào? (không gian – thời gian, khái quát – cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng,…)
Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.
III. Luyện tập
Để xác định được chủ đề của từng đoạn trích, trước hết hãy tìm các từ ngữ, các câu thể hiện ý chính của đoạn rồi tiến hành khái quát nội dung chính của cả đoạn.
– (a): Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.
– (b): Cảm nhận về vẻ đẹp biến ảo của cảnh núi Ba Vì.
– (c): Chứng minh luận điểm: lịch sử thường có nhiều những trang đau thương nhưng bằng trí tưởng tượng, dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Câu 1:
– (a): Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần
– (b): Bố cục ba đoạn, đoạn đầu nêu chủ đề (luận điểm cần chứng minh), hai đoạn sau đưa luận cứ chứng minh cho luận điểm.
Câu 2: Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:
– Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.
– Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.
– Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo. – Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.
Câu 3: Có thể sắp xếp các ý theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế Đi một ngày đàng;
– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn;
– Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước;
– Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích;
– Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.