Connect with us

Sách hay

Thần Tài là ai và nguồn gốc ngày vía Thần Tài

Được phát hành

,

Thần Tài được hội nhập vào hệ thống thần bản gia – tức các thần linh bảo hộ cho gia đình, mang lại tiền tài, sự giàu có.

Ngay via Than Tai anh 1

Chế tác hình mèo cho ngày vía Thần Tài tại một tiệm vàng. Ảnh: Trương Hiếu.

Trong cuốn Thần đất – Ông địa & Thần Tài, dựa vào thư tịch, hệ thống tượng thờ, truyện kể dân gian, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết tập tục thờ Thần Tài ra đời và phổ biến rộng rãi với sự phát triển của lực lượng doanh thương.

Vị thần biểu trưng cho tiền tài, sự giàu có

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, sẽ rất khó xác định việc thờ tự Thần Tài ở ta có từ bao giờ, nhất là khi Thần Tài được hội nhập vào hệ thống thần bản gia – tức các thần linh bảo hộ cho gia đình (trong cơ cấu thần linh trong gia đình có thể chia ra: Tổ tiên gia chủ; Các thần độ mạng cho vợ chồng gia chủ; Các thần tổ nghiệp; Các đối tượng thờ cúng có từ tôn giáo; Các vị thần bản gia). Các thần bản gia gồm có Táo Quân, Thổ thần, Ngũ tự và Thần Tài.

Cũng theo tác giả, ở ta tín ngưỡng thờ Thần Đất, Thổ Địa có từ lâu và việc thờ tự vị thần này dựa vào hai tín lý cơ bản: Một là vị phúc thần bảo vệ cộng đồng dân cư; hai là vị thần ban sung túc, thịnh vượng.

Advertisement

Mãi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chúng ta mới thấy Thần Tài được thờ tự và non nửa thế kỷ sau trở thành một gia thần phổ biến với mọi nhà. Điều này khá hợp lý vì trong giai đoạn lịch sử này, kinh tế hàng hóa phát triển và phong trào tranh thương đã được đẩy lên bởi lớp điền chủ tư sản Việt, nghề nghiệp doanh thương không còn bị đánh giá thấp như ở thời phong kiến trước đó.

Ngay via Than Tai anh 2

Tượng Thổ Địa – Thần Tài. Nguồn: Sách Thần Đất – Ông Địa & Thần Tài.

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa Thần Đất (Thổ thần) và Tài thần ở thời kỳ này vẫn còn chưa thực sự rõ rệt. Trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị (xuất bản năm 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “Thần đất, thần giữ tiền bạc”.

Hiện tượng này có thể xuất phát từ tín lý cổ xưa về Thần Đất có hai công năng: Một là bảo vệ cho một diện tích đất đai nào đó (nền nhà, vuông vườn, xóm ấp…); hai là nguyên lý sinh sản (hoa màu, nông sản…) của đất theo tín lý phồn thực. Nói cách khác Thổ Địa cũng làm cho gia chủ phát đạt, giàu có (được mùa, bội thu…). Đó là tín lý của thời kỳ “dĩ nông vi bản” – coi nông nghiệp là sản xuất chính yếu, coi thương nghiệp là thứ yếu.

Tuy nhiên, trong thực tế, Thần Tài không thay thế được thần Đất mà hai vị thần này được chấp nhận cộng tồn bên nhau, được thờ chung trong một khám thờ đặt sát đất, quay mặt ra theo hướng cửa chính của ngôi chùa, am, miếu hay ngôi nhà…

Thổ Địa (ông Địa) với hình tướng hỗn dung, mang thuộc tính sinh sản của đất, hàm chứa tính phồn thực, là nền tảng cơ bản của tín ngưỡng Thần Tài (với việc am hiểu địa bàn thần quản lý, ông Địa trở thành tiếp dẫn viên: “Môn khẩu Thổ Địa tiếp dẫn thần Tài”).

Advertisement

Còn Thần Tài, một vị thần ý niệm, biểu trưng cho tiền tài, sự giàu có, tức không có thần tích, thần phả gì, mang hình tướng của Phúc Đức Chánh Thần của người Hoa, chỉ khác là một tay vuốt râu và tay kia cầm xâu tiền điếu (hay thoi vàng xuồng). Đây là hình tướng phổ biến nhất. Kế đó là loại Thần Tài tay ôm bó bông lúa, tay vuốt râu. Cá biệt cũng có loại Thần Tài giống ông Thọ (trong bộ Tam Đa) với cái đầu hói đặc trưng, tay cầm quạt ba tiêu, cổ đeo xâu tiền điếu quanh bụng, dài quá rốn…

Ngay via Than Tai anh 3

Thần Tài: 1. Dạng ôm bó lúa; 2. Dạng xách xâu tiền điếu. Nguồn: Sách Thần Đất – Ông Địa & Thần Tài.

Gốc gác ngày vía Thần Tài

Theo tín niệm của dân gian, ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, ngoài việc thực hiện các tập tục thờ cúng, người ta thường đi mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn phát tài.

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch vốn không phải ngày vía Thần Tài mà là ngày vía đất. Vì Thần Tài và Thổ Địa có nhiều nhân duyên với nhau, được thờ chung một khám thờ, không tách rời nhau, nên người ta đã lấy ngày này là vía Thần Tài.

Theo nhà nghiên cứu, việc chọn ngày mùng 10 âm lịch làm ngày cúng Thổ địa có lẽ bắt nguồn từ một quan niệm về sự sinh thành trời đất và các loài vật mà Đông Phương Sóc đưa ra vào đời nhà Hán.

Theo quan niệm này, khởi thủy những ngày đầu tháng Dần (tháng giêng) thì: ngày mùng 1 sinh ra giống gà; ngày mùng 2 sinh thêm giống chó; ngày mùng 3 sinh thêm giống lợn; ngày mùng 4 sinh thêm dê; ngày mùng 5 sinh thêm trâu; ngày mùng 6 sinh thêm ngựa; ngày mùng 7 sinh ra loài người; ngày mùng 8 sinh ra ngũ cốc; ngày mùng 9 sinh ra trời; ngày mùng 10 sinh ra đất.

Advertisement
Ngay via Than Tai anh 4

Cuốn Thần đất – Ông địa & Thần Tài. Ảnh: Sachkhaitri.

Từ tín lý này, người ta tạo ra các tập tục lễ thức: Tháng giêng là tháng Dần nên Tết đều dán “bùa nêu – ông Cọp”. Ngày mùng 7 là ngày “nhân nhật” nên có lễ khai hạ, mùng 9 sinh ra trời là ngày vía Ngọc hoàng và mùng 10 là sinh ra đất, cúng đất, gọi là vía đất.

Cũng theo nhà nghiên cứu, vía đất gắn với tập tục động thổ sau những ngày đầu năm: tức sau lễ này thì việc cày bừa, giã gạo, bổ củi, đốn cây mới được phép tiến hành. Đối tượng của cuộc lễ này không chỉ là thần bản gia Thổ Địa mà là đất, nói chung là “cúng đất đai” và nói chỉ định hơn là Địa Kỳ, Hậu Thổ, một nghi lễ được tiến hành sau ngày vía Trời, Thiên Hoàng (ngày 9/1).

Lệ cúng đất sẽ diễn ra vào ngày mùng 10 cả 5 tháng đầu năm bắt nguồn từ quan niệm cho rằng ngày 10 tháng giêng là ngày vía sinh, tức cúng mừng sinh nhật đất và cho đến tháng 5 có ngày Địa Lạp tức ngày giỗ kỵ của đất, có nghĩa là ngày địa chết.

Ngoài lý giải trên còn có quan niệm các ngày mùng 10 âm lịch của 5 tháng đầu năm là ngày vía (ngày sinh) của các thần “Ngũ phương ngũ thổ” tức các Thổ Thần ở bốn phương và trung ương. Và mỗi ngày mùng 10 của 5 tháng đầu năm là ngày vía của một trong năm vị Thổ Thần đó.

Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng ngày mùng 2 và 16 hàng tháng âm lịch là lệ cúng thông thường của 5 thần Ngũ Phương và lệ cúng Thần Tài cũng được tích hợp chung vào đó.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/than-tai-la-ai-va-nguon-goc-ngay-via-than-tai-post1397608.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sách hay

8 cuốn sách tác giả hối tiếc khi viết ra

Được phát hành

,

Bởi

Trang “Book Riot” đã chia sẻ về 8 cuốn sách khiến các tác giả hối tiếc sau khi được xuất bản, thậm chí vì chúng quá nổi tiếng.

tieu thuyet co tac dong anh 1

Alice’s Adventures in Wonderland của Lewis Carroll. Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên là một trong những cuốn sách thiếu nhi có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, vào năm 2014, một lá thư của Charles Dodgson (tên thật của tác giả Carroll) đã được phát hiện và tiết lộ nhiều điều về cuốn sách này. Trong đó, ông ghét việc bị chú ý sau khi cuốn sách này thành công rực rỡ. Dodgson thừa nhận: “Tôi ghét tất cả sự chú ý đó đến mức đôi khi tôi gần như ước mình chưa bao giờ viết bất kỳ cuốn sách nào”. Ông cũng chỉ gửi đi những câu trả lời ngắn gọn và tức giận cho những người gửi thư tới bút danh của ông.

tieu thuyet co tac dong anh 2

Cuốn Boating for Beginners của Jeanette Winterson. Là một tác giả có nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưng cuốn Boating for Beginners của bà ít được biết hơn. Một phần là do chính cá nhân Winterson có mâu thuẫn đối với tác phẩm này. Dù không ghét cuốn sách này, Winterson đã thẳng thắn về lý do xuất bản Boating For Beginners: Cần tiền nên viết cuốn sách một cách nhanh chóng. Ra mắt chỉ 3 tháng sau tác phẩm đầu tay Oranges are Not the Only Fruit, Boating for Beginners là một câu chuyện rất khác và chỉ mang tính giải trí nhẹ nhàng. May mắn thay, những cuốn sách sau đó khá thành công và lấy lại được danh tiếng cho bà. Gần đây nhất là vào năm 2019, cuốn sách Frankissstein của bà đã lọt vào danh sách rút gọn của Giải thưởng Booker.

tieu thuyet co tac dong anh 3

Cuốn The Wind From Nowhere của J.G. Ballard. Trong khi Winterson hối tiếc về cuốn sách thứ hai của bà thì J.G. Ballard lại hối tiếc về cuốn sách đầu tiên của mình đến mức ông thường giả vờ tác phẩm đầu tay là The Drowned World. Trên thực tế, The Wind From Nowhere được viết và xuất bản trước nhưng Ballard thừa nhận trong các cuộc phỏng vấn rằng ông viết cuốn sách này chỉ để kiếm tiền và không thực sự thích nó. Tác phẩm này được hoàn thành trong 10 ngày và Ballard cảm thấy nó sáo rỗng không khác gì việc đi cóp nhặt.

tieu thuyet co tac dong anh 4

Orlando The Marmalade Cat của Kathleen Hale. Cho tới nay, Orlando the Marmalade Cat vẫn luôn là một phần thân yêu trong tuổi thơ của nhiều độc giả. Những cuộc phiêu lưu của Orlando đã được xuất bản và tái bản trong hơn 4 thập kỷ, từ những năm 1930 đến những năm 1970. Là sản phẩm trí tuệ của nghệ sĩ Kathleen Hale, cuốn sách này được viết để giải trí cho hai đứa con nhỏ của bà. Mặc dù tận hưởng thành công của loạt sách này, Hale “cảm thấy Orlando đã cướp mất sự nghiệp họa sĩ của bà” – công việc mà bà đã theo đuổi từ những năm 20 tuổi.

tieu thuyet co tac dong anh 5

Winnie the Pooh của A. A. Milne. Công chúng đều biết rằng nhân vật Christopher Robin ngoài đời thực, con trai của tác giả A. A. Milne, đã có nhiều cảm xúc cực đoan với sự hiện diện của mình trong tác phẩm. Khi ở tuổi thiếu niên, Christopher Robin hay bị bạn bè trêu chọc vì những câu chuyện “trẻ con” nên cậu bé liền cảm thấy khó chịu với “sự nổi tiếng bất đắc dĩ” này. Việc con trai không còn thích tác phẩm này đã khiến quan hệ giữa 2 cha con trở nên căng thẳng. Thêm vào đó, Milne cũng buồn lòng vì độc giả quá chú ý vào Winnie the Pooh mà không coi trọng tác phẩm nào khác của ông, chẳng hạn các vở kịch và nhiều tác phẩm phi hư cấu khác.

tieu thuyet co tac dong anh 6

Survivor của Octavia E. Butler. Octavia E. Butler là một nhà văn viễn tưởng có ảnh hưởng, với nhiều tác phẩm như FledglingLilith’s Brood. Survivor được xuất bản năm 1978, nằm trong loạt truyện Patternist của bà. Tác phẩm không được quảng bá nhiều vì Butler không thích cuốn tiểu thuyết này. Bà cho rằng “cuốn sách thực sự gây khó chịu” vì nó mang âm hưởng của chủ nghĩa thực dân khi kể lại câu chuyện con người du hành đến hành tinh khác và tương tác với “người bản địa” mà họ tìm thấy ở đó.

tieu thuyet co tac dong anh 7

The Anarchist Cookbook của William Powell. Trong trường hợp này, tác giả Powell đã hối tiếc vì tác phẩm của ông có tác động lớn và tiêu cực đến thế giới. Anarchist Cookbook được nhiều kẻ khủng bố và các nhân vật bạo lực rất ưa chuộng. Lý do là cuốn sách này có hướng dẫn cách chế tạo chất nổ, vũ khí và ma túy bất hợp pháp, cùng nhiều thứ khác. Powell thường xuyên nói về việc quan điểm của ông đã thay đổi ra sao kể từ khi ông viết cuốn sách này. Càng về sau, ông càng muốn cuốn sách này “nhanh chóng và lặng lẽ bị dừng in”. Tuy nhiên, do không giữ bản quyền nên ông đã không thành công.

tieu thuyet co tac dong anh 8

Jaws Của Peter Benchley. Đây là một tác phẩm ăn khách và phiên bản điện ảnh của nó cũng rất hút khách. Tuy nhiên, Jaws gây nhiều hệ lụy đến thế giới thực. Tác phẩm này đã tạo ra một nhận thức sai lầm trong cộng đồng rằng cá mập là những kẻ giết người nguy hiểm và luôn muốn tấn công con người. Trong khi thực tế, các cuộc tấn công của cá mập là rất hiếm và chúng đôi khi cũng là những sinh vật thân thiện và tình cảm. Benchley rất buồn trước việc Jaws đã thúc đẩy hành động cho phép săn cá mập hợp pháp và trong phần đời còn lại của mình, ông đã nỗ lực để bảo vệ loài động vật này. Ảnh: Amazon.

Nguồn: https://zingnews.vn/8-cuon-sach-tac-gia-hoi-tiec-khi-viet-ra-post1414328.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Những phản diện manga có điểm chung với Voldemort

Được phát hành

,

Bởi

Dù thuộc phe phản diện hay chính diện, khi có chung lý tưởng, đam mê và sở thích, sẽ không mất quá nhiều thời gian để hai nhân vật thân thiết với nhau.

voldemort anh 1

Với một kẻ đầy tham vọng và đặc biệt nguy hiểm như Voldemort, hắn có thể là nỗi ám ảnh của cả thế giới nhưng cũng có thể là tri kỷ của nhiều nhân vật phản diện khác. Đặt trong thế giới truyện tranh, những kẻ xấu dưới đây có thể sẽ tìm được nhiều điểm chung. Ảnh: TheArtifice.

voldemort anh 2

Bộ truyện Harry Potter của J.K. Rowling đã tạo nên một thế giới phù thủy đậm chất kỳ ảo và tinh tế. Tương tự, Akira Toriyama cũng đã làm nên một tượng đài của thế giới truyện tranh với Dragon Ball Z. Trong đó, Frieza nổi bật lên như một trong những ác nhân toàn diện nhất với sức mạnh bá đạo, mưu mô cùng tham vọng cũng ở tầm vóc vũ trụ. Hắn sẵn sàng làm mọi việc để đạt được mục đích thống trị vũ trụ 7 của mình. Thậm chí, nụ cười của Frieza được nhiều bạn đọc đánh giá cao khi vừa thể hiện được thái độ cao ngạo, vừa làm nổi bật thêm nét gian trá, xảo quyệt của nhân vật phản diện này. Giống Voldemort, Frieza cũng có cả một đội quân hùng mạnh dưới quyền luôn sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh được giao. Đặc biệt, xét về độ tàn nhẫn, hai nhân vật này đều được xếp hàng đầu. Ảnh: CBR.

voldemort anh 3

Thủ lĩnh của Liên minh tội phạm trong bộ truyện tranh My Hero Academia, All For One, là nhân vật phản diện chính xuyên suốt tác phẩm. Không có gì phải nghi ngờ về tham vọng xấu xa của All For One khi hắn muốn cả thế giới phải cúi đầu trước mình. Bị All Might đánh bại hai lần và giam cầm ở Tartarus, hắn không bỏ cuộc và vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu trên. Điểm giống nhau giữa All For One và Voldemort là nỗi sợ hãi đến ám ảnh mà chúng gây ra cho những người xung quanh. Ảnh: CBR.

voldemort anh 4

Không khó để có thể nhận ra khát vọng mà cả Orochimaru (trong bộ manga Naruto) và Voldemort cùng hướng tới, đó là sự bất tử. Cả hai đều bị ám ảnh bởi cái chết, mong mỏi mãnh liệt đối với khái niệm trường sinh và luôn cố gắng thử nghiệm mọi khả năng để có cơ hội chạm vào khát vọng ấy. Đối với Orochimaru, xuất thân là phản diện chính của một arc truyện nhưng dần dần hắn lại chuyển dịch vai trò của mình. Trong khi đó, Voldemort luôn được tác giả giữ vững bản chất. Trận chiến cuối cùng của hắn với Potter cũng là chiến thắng chung cho cả bộ tiểu thuyết. Biết đâu đó, nếu tồn tại trong cùng một vũ trụ, hai nhân vật này sẽ “cao hứng” đến thế nào khi biết vẫn có người cùng đam mê về sự bất tử giống mình. Ảnh: CBR.

voldemort anh 5

Các “đồng minh tiềm năng” của Voldemort đã có mặt trong Dragon Ball, Naruto; đối với One Piece, kẻ phản diện có nhiều nét giống với ác nhân trong Harry Potter nhất có lẽ là Râu Đen – thuyền trưởng băng hải tặc cùng tên. Càng về cuối truyện, tầm ảnh hưởng của Râu Đen càng lớn. Và dĩ nhiên, hắn cùng Voldemort sẽ rất hợp nhau trong tham vọng thống trị thế giới của mình. Ảnh: CBR.

voldemort anh 6

Là bộ manga có nhiều độc giả trung thành, Fullmetal Alchemist là hành trình của hai anh em nhà Elric đi tìm kiếm phương pháp giúp Alphonse trở lại hình dạng con người của mình. Trên con đường đầy gian khổ đó, họ phải đối đầu với Father – là Homunculus đầu tiên và là người tạo ra những kẻ khác. Hắn sẵn sàng xóa sổ cả một quốc gia với hàng triệu người vô tội chỉ để tăng cường sức mạnh hay thậm chí xuống tay hạ sát cả những kẻ thân tín nhất vì mục đích riêng. Chỉ vậy thôi cũng đủ nói lên sự “tương xứng” giữa Father và Voldemort. Ảnh: CBR.

voldemort anh 7

Trong Hunter X Hunter, Hisoka Morow là một trong những nhân vật phản diện nổi tiếng và được yêu thích nhất. Nhưng nhìn ở góc độ khác, đó cũng là người tàn nhẫn, ích kỷ và luôn coi mình là trung tâm. Phương diện tính cách này cũng không chênh so với Voldemort là mấy. Hắn luôn muốn mình nắm giữ vị trí độc tôn và thống trị phần còn lại của thế giới. Cả hai nhân vật đều tạo ra ảnh hưởng khổng lồ đến tác phẩm của bản thân và ghi dấu ấn lớn trong lòng độc giả. Ảnh: CBR.

Nguồn: https://zingnews.vn/nhung-phan-dien-manga-co-the-lam-ban-than-cua-voldemort-post1413950.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Cách người nước ngoài nhìn về văn hóa Việt Nam thông qua giao thông

Được phát hành

,

Bởi

Qua “Du hành về Nam”, tác giả người Bỉ Jean Pierre Outers mượn những hình ảnh, đặc điểm về giao thông Việt Nam để bàn về văn hóa Việt.

van hoa Viet Nam anh 1

Hình minh họa: Việt Linh.

“Trong tiếng Việt, đường phố được gọi là con phố, từ ‘con’ là loại từ thường được dùng với danh từ chỉ các sinh vật động, cũng giống con người và động vật (một con đường, con người), trong khi ở tiếng Pháp “phố” thuộc về thế giới vô tri vô giác của sự vật, như cái chổi hay cái đinh”, trích Du hành về Nam.

Thông qua những quan sát về con người, sự vật trên những nẻo đường Việt Nam, Jean Pierre Outers tìm cách định nghĩa những bản sắc in hằn nơi đây. Những sắc màu văn hóa được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên một bản sắc độc đáo của Việt Nam.

Sáng 21/3, trong buổi giao lưu giới thiệu tác phẩm tại Đại học Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội), tác giả Jean Pierre Outers đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh bản sắc văn hóa và cách đặc tính giao thông có thể kể câu chuyện văn hóa của quốc gia đó.

Advertisement
van hoa Viet Nam anh 2

Tác giả Jean Pierre Outers tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: MH.

Theo ông, người nước ngoài tới Việt Nam đầu tiên sẽ luôn thấy kinh ngạc với giao thông Việt Nam. Ông nói: “Giao thông Việt Nam rất khác với giao thông ở Pháp nói riêng và ở châu Âu nói chung. Đường phố luôn có rất nhiều người, nhiều loại phương tiện giao thông: xe máy, ôtô, xe đạp… một hình ảnh rất lạ lẫm, sống động”.

Jean Pierre Outers cho biết ông viết Du hành về Nam trước tiên là cho chính ông, như một nỗ lực để hiểu về Việt Nam. Với cách tiếp cận đậm tính cá nhân như vậy, tác giả chọn góc nhìn mà ông thấy thú vị và độc đáo nhất – giao thông Việt Nam.

Tác giả người Bỉ chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng giao thông của mỗi nơi luôn phản ánh được nền văn hóa ở đó”.

Dù vậy, Du hành về Nam không chỉ tập trung kể chuyện giao thông, đường phố Việt Nam. Theo Jean Pierre Outers, giao thông chỉ là một kiểu “ẩn dụ”, qua đó, ông bàn về sự giao thoa văn hóa tại Việt Nam.

van hoa Viet Nam anh 3

Sách Du hành về Nam của Jean Pierre Outers. Ảnh: CVN/LeCourrier.

Đã sống ở Việt Nam một thời gian dài, Jean Pierre Outers cảm nhận được một mạch giao thoa giữa văn hóa Á Đông và văn hóa châu Âu tại đây.

Advertisement

Ông nhận định rằng giao thông Việt Nam chứng tỏ một sự táo bạo, một năng lượng khó kiểm soát của một thế hệ ưa khám phá tự do phóng khoáng và thích thay đổi.

Giao thông Việt Nam có sự chằng chịt, tầng tầng lớp lớp các dòng chảy “cuộn lại, trải ra và thâm nhập vào nhau một cách trực diện”. Trong đó, Jean Pierre Outers nhìn ra một sự pha trộn của nhiều thời đại, nhiều dấu ấn văn hóa ngoại lai còn sót lại từ quá khứ.

Theo ông, Việt Nam tiếp thu những gì đi qua, nhào trộn chúng, trước khi Việt hóa và tạo ra một bản sắc riêng biệt của Việt Nam. Qua cái nhìn của tác giả người Bỉ, bức tranh đô thị Việt Nam hiện lên hài hòa nhưng cũng dữ dội, hỗn độn các nét vẽ. Đó là hình ảnh của một thành phố đang trên đà phát triển chóng mặt.

TS Văn học Trần Hoài Anh, Giảng viên tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận xét Du hành về Nam là một tác phẩm hay và xác đáng về văn hóa Việt Nam. Bà nói: “Tác giả có cái nhìn chân thực về văn hóa từ một góc nhìn mới lạ – phương tiện giao thông. Nếu không đọc tác phẩm gốc thì người đọc sẽ nhầm ông là người Việt Nam”.

Jean Pierre Outers đến Việt Nam cuối năm 1994, từng làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội, sau đó công tác tại Phái đoàn Wallonie – Bruxelles (Bỉ). Ông đã xuất bản một số ấn phẩm viết về văn hóa, trong đó có tác phẩm du ký Passer au Sud (Du hành về Nam) bàn về sự giao thoa văn hóa tại Việt Nam thông qua cái nhìn vào tình hình giao thông nơi đây.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/cach-nguoi-nuoc-ngoai-nhin-ve-van-hoa-viet-nam-thong-qua-giao-thong-post1413931.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng